Pioglitazone thuốc điều trị đái tháo đường và những lưu ý khi sử dụng

Thứ sáu, 09/12/2022 | 14:12

Pioglitazone là thuốc được dùng điều trị bệnh đái tháo đường typ2 chưa kiểm soát được bằng chế độ ăn và tập luyện, giúp ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch và tổn thương thận.

01670570502.jpeg

Pioglitazone là thuốc làm hạ nồng độ đường trong máu

1. Pioglitazone là thuốc

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Pioglitazone là thuốc hạ đường huyết nhóm thiazolidinedion, cơ chế tác động của Pioglitazone phụ thuộc vào sự hiện diện của insulin. Pioglitazone làm giảm đề kháng insulin ở ngoại biên và ở gan, dẫn đến làm tăng quá trình phân hủy glucose phụ thuộc insulin và giảm tân tạo glucose ở gan.

Pioglitazone là chất đối kháng mạnh và chọn lọc cao trên thụ thể PPARγ trong các mô chịu tác động của insulin như mô mỡ, mô gan và cơ xương. Thụ thể PPARγ điều chỉnh sự sao chép của một số gen đáp ứng với insulin liên quan đến sự điều hòa quá trình chuyển hóa của glucose và lipid.

Dược động học:  

Pioglitazone được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng khoảng trên 80%. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 2 giờ sau khi uống.

Pioglitazone gắn kết với protein huyết tương trên 99%. Thời gian bắt đầu có đáp ứng sau khi uống Pioglitazone là 4 tuần và thời gian thuốc có tác dụng là 4 tuần.

Thể tích phân bố là 0,63 lít/kg. Pioglitazone được chuyển hóa mạnh ở gan, bơi enzyme CYP 2C8 và isoenzym cytochrom P450 CYP3A4 tạo thành cả chất chuyển hoá có hoạt tính và không có hoạt tính.

Pioglitazone được đào thải qua nước tiểu và phân. Thời gian bán thải của Pioglitazone là 7 giờ. Dạng chuyển hóa có hoạt tính có thời gian bán thải kép dài khoảng 24 giờ.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Pioglitazone

Pioglitazone được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nén bao phim: 15 mg, 30 mg, 45 mg.

Brand name:

Generic: Hasopid, Pioglitazone STADA , Piolitan, Diavista, Pioglu, Farlita, Pioglite, Polzin Tablets, Piolet, Nilgar, Glito, Micropam, Piotaz, Paglined Tabltes, PIOZ, Glutrin, Piozulin, Pilifase, Lofin, Dopili, Davilite.

3.Thuốc Pioglitazone được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị đái tháo đường typ 2 chưa kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn và luyện tập.

Pioglitazone được chỉ định dùng đơn trị hay phối hợp với metformin, sulphonylurea hoặc insulin kết hợp khi ăn kiêng, luyện tập thể dục và khi dùng thuốc đơn trị không đủ để kiểm soát đường huyết.

Điều trị bằng Pioglitazone chỉ được tiếp tục nếu nồng độ HbA1C giảm ít nhất 0,5% trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.

11670570502.jpeg

9 dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2

4.Cách dùng - Liều lượng của Pioglitazone

Cách dùng: Dùng đường uống không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng:

Pioglitazone liều dùng được tính dưới dạng base. Qui đổi 1,1 mg pioglitazon hydroclorid tương đương với 1 mg pioglitazon base.

Người lớn:

Liều dùng thông thường là 15 – 30 mg/lần/24 giờ, dùng đơn độc hoặc phối hợp, có thể tăng dần liều lên đến tối đa là 45 mg/lần/24 giờ tùy theo đáp ứng.

Người bệnh suy thận: Không cần phải hiệu chỉnh liều.

Suy tim độ II: Không khuyến cáo dùng Pioglitazone.

Người bệnh suy tim tâm thu mức độ II trở xuống: Liều khởi đầu với liều 15 mg/lần/24 giờ, dùng đơn trị liệu.

Người bệnh cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều Pioglitazon.

Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh chất tham khảo. Tùy thuộc vào từng người bệnh và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định về liều dùng cụ thể, cách dùng và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Pioglitazone

Nếu người bệnh quên một liều Pioglitazone nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Pioglitazone

Người bệnh dùng quá liều Pioglitazone có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng như nguy cơ hạ đưongwf huýet quá mức.

Xử trí khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện gần nhất để được điều trị triệu chứng. Tích cực rửa dạ dày và loại thuốc ra khỏi đường tiều hoá bằng dùng than hoạt hấp phụ.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Pioglitazone

1.Thuốc Pioglitazone chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử  mẫn cảm với Pioglitazone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.  
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Người bệnh đái tháo đường typ 1 hoặc đái tháo đường có tình trạng nhiễm toan – ceton.
  • Người bệnh suy tim hoặc tiền sử suy tim độ III, IV theo phân loại NYHA (New York Heart Association).
  • Người bệnh suy gan.
  • Người bệnh ung thư bàng quang đang hoạt động.
  • Người bệnh đái tháo đường typ 2 nhưng đang trong tình trạng cấp của một bệnh mạn tính hay bệnh có tính chất cấp tính (hôn mê, nhồi máu cơ tim, đột quỵ).
21670570502.jpeg

Không dùng Pioglitazone cho người bệnh suy tim

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Pioglitazone cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý Pioglitazone phát huy tác dụng hạ đường huyết khi có sự hiện diện của insulin. Do đó, không nên dùng pioglitazone ở bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc khi điều trị nhiễm ketoacid do tiểu đường.
  • Lưu ý ở người bệnh dùng Pioglitazone phối hợp với insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dùng đường uống có thể có nguy cơ hạ đường huyết và có thể cần phải giảm liều thuốc dùng chung.
  • Lưu ý không dùng Pioglitazone cho người bệnh suy tim sung huyết tâm thu (NYHA nhóm III hoặc IV).
  • Lưu ý thận trọng khi dùng Pioglitazone ở người bệnh phù nề.
  • Lưu ý với tác dụng gây tăng cân liên quan đến liều khi dùng Pioglitazone đơn trị và kết hợp với những thuốc hạ đường huyết khác.
  • Lưu ý với tác dụng gây rụng trứng khi dùng Pioglitazone điều trị cho phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Có thể tăng nguy cơ mang thai ở những người bệnh này khi dùng liệu pháp Pioglitazone. Phải có các biện pháp tránh thai thích hợp ở phụ nữ tiền mãn kinh trong thời gian điều trị bằng Pioglitazone.
  • Lưu ý Pioglitazone có thể làm giảm hemoglobin và hematocrit. Những thay đổi này xảy ra trong vòng 4 - 12 tuần lễ đầu điều trị và sau đó ổn định.
  • Lưu ý khi dùng Pioglitazone cho người bệnh gan. Thận trọng theo dõi và kiểm tra men gan thường xuyên khi bắt đầu hoặc tiếp tục điều trị với Pioglitazone ở người bệnh tăng nhẹ men gan. Không nên bắt đầu điều trị với Pioglitazone nếu người bệnh có bệnh gan thể hoạt động hoặc mức ALT lớn hơn 2,5 lần giới hạn trên của mức bình thường.
  • Lưu ý đối với trẻ em, tính an toàn và hiệu quả của Pioglitazone ở trẻ em chưa được nghiên cứu.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, sử dụng Pioglitazone cho phụ nữ mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Khuyến cáo không dùng Pioglitazone cho phụ nữ đang mang thai. 
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Pioglitazone phân bố vào sữa mẹ, có thể gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng Pioglitazone cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì Pioglitazone có thể gây hạ glucose huyết ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của người bệnh.

8.Thuốc Pioglitazone gây ra các tác dụng phụ nào

Thường gặp các tác dụng phụ như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, huyết niệu, đau cơ, rối loạn thị giác, rối loạn chức năng gan.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Pioglitazone, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Pioglitazone thì cần xin ý kiến hướng dẫn của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Pioglitazone tương tác với các thuốc nào

Thuốc tránh thai dạng phối hợp estrogen – progestin: Pioglitazone làm giảm nhẹ nồng độ đỉnh trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của estrogen khi được dùng chung.

Các thuốc ức chế enzyme CYP 3A4 như erythromycin, clarithromycin, itraconazol, ketoconazol, ritonavir, telaprevir: Làm tăng AUC và nồng độ đỉnh trong huyết tương của Pioglitazone khi được dùng chung.

Các thuốc chuyển hóa qua hệ enzym CYP 3A4 như atorvastatin, midazolam, ethinylestradiol, nifedipine: Pioglitazone gây cảm ứng nhẹ enzym CYP 3A4 nên làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC của các thuốc chuyển hóa qua hệ enzym này khi được dùng chung. 

Các thuốc chống đái tháo đường khác và insulin: Pioglitazone có tương tác dược lực học làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này và Pioglitazone khi được dùng chung. Theo dõi và giảm liều các thuốc dùng đồng thời.

Tóm lại, Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết các loại thuốc đang dùng, giúp bác sĩ kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả điều trị.

10.Bảo quản Pioglitazone như thế nào

Theo tin tức y dược Pioglitazone được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh nắng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com:  https://www.drugs.com/mtm/pioglitazone.html
  • Mims.com:  https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Pioglitazone
  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến