Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Thứ bảy, 26/04/2025 | 09:07

Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm lý phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và chất lượng sống. Người mắc thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

01745633648.jpeg
Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm lý phổ biến

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn lo âu

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng kéo dài, quá mức và khó kiểm soát, dù chỉ với những tình huống nhỏ trong cuộc sống. Tình trạng này ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ và các mối quan hệ xung quanh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Một số dạng rối loạn lo âu phổ biến gồm:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Lo lắng quá mức về các vấn đề trong cuộc sống như sức khỏe, tài chính, công việc…
  • Rối loạn hoảng sợ: Xuất hiện các cơn hoảng loạn đột ngột kèm tim đập nhanh, khó thở, cảm giác sắp ngất hay sắp chết.
  • Ám ảnh xã hội: Lo sợ quá mức trong các tình huống giao tiếp, sợ bị đánh giá hoặc chú ý.
  • Rối loạn lo âu chia ly: Sợ hãi, lo lắng khi phải rời xa người thân thiết như cha mẹ, người yêu hay thành viên gia đình.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Bị chi phối bởi những suy nghĩ ám ảnh hoặc hành vi lặp đi lặp lại để giảm lo âu.

Rối loạn lo âu có những triệu chứng gì?

Triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện ở cả mặt thể chất và tâm lý.

Triệu chứng thể chất:

Người mắc rối loạn lo âu có thể gặp các biểu hiện như:

  • Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp.
  • Khó thở hoặc cảm thấy nghẹt thở.
  • Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
  • Run tay, vã mồ hôi, cơ căng cứng.
  • Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

Triệu chứng tâm lý:

Về mặt tinh thần, người bệnh có thể trải qua:

  • Lo âu, sợ hãi quá mức và không kiểm soát được.
  • Căng thẳng liên tục, dễ nổi cáu.
  • Mất tập trung, hay quên hoặc nhớ không chính xác.
  • Luôn có cảm giác bất an, lo điều xấu sắp xảy ra.
  • Tránh né giao tiếp, ngại gặp gỡ vì sợ bị đánh giá.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu

11745633648.jpeg

Các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, rối loạn lo âu thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, lối sống và tình trạng sức khỏe. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp điều trị hiệu quả và hạn chế tái phát.

  • Di truyền: Nếu gia đình từng có người mắc các rối loạn tâm lý (như trầm cảm, lo âu), nguy cơ mắc bệnh ở bạn sẽ cao hơn bình thường.
  • Môi trường sống: Áp lực công việc, học tập, mâu thuẫn trong gia đình hoặc các mối quan hệ xã hội dễ gây ra tình trạng lo âu, đặc biệt nếu kéo dài và không được can thiệp đúng cách.
  • Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, căng thẳng kéo dài, sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích đều có thể góp phần gây rối loạn lo âu.
  • Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tuyến giáp,... thường có nguy cơ bị lo âu cao hơn.
  • Tính cách: Người nhút nhát, hay lo xa, tự ti hoặc dễ bị tác động bởi ngoại cảnh cũng dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu.

Bị rối loạn lo âu khi nào cần gặp bác sĩ?

Cảm giác lo lắng là phản ứng tâm lý bình thường trước những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu nỗi lo trở nên dai dẳng, chiếm lĩnh suy nghĩ và ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn lo âu – một vấn đề cần được thăm khám và điều trị y tế. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Lo âu kéo dài không rõ nguyên nhân: Cảm thấy thường xuyên lo lắng, hoang mang mà không xác định được lý do cụ thể. Tình trạng này khiến bạn mệt mỏi, phân tán tư tưởng và khó tập trung làm việc.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày: Cơn lo lắng can thiệp vào công việc, học tập hoặc khiến bạn rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội.
  • Cảm giác mất kiểm soát, suy nghĩ tiêu cực: Khi lo lắng ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát và có xu hướng dẫn đến suy nghĩ tiêu cực kéo dài.
  • Không cải thiện dù đã cố gắng: Dù đã áp dụng các biện pháp thư giãn như nghỉ ngơi, tập thể dục, điều chỉnh lối sống… nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Xuất hiện các triệu chứng thể chất bất thường: Tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, căng thẳng kéo dài, khó ngủ,… đều là những dấu hiệu cảnh báo.

Nhìn chung, rối loạn lo âu không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất nếu không được can thiệp đúng lúc. Vì vậy, việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm lý phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và chất lượng sống. Người mắc thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các bệnh lý thứ phát do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đối mặt với những di chứng kéo dài.
Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Bị kiến ba khoang cắn nên dùng thuốc gì và biện pháp phòng ngừa

Mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng kiến ba khoang có thể gây ra không ít phiền toái khi tiếp xúc phải. Nhiều người thắc mắc nên bôi thuốc gì khi bị kiến ba khoang cắn để điều trị hiệu quả.
Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Thuốc tránh thai nội tiết là lựa chọn phổ biến của nhiều phụ nữ hiện đại nhờ tính hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, dù đã được cải tiến về độ an toàn, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Đăng ký trực tuyến