Rối loạn thần kinh tim : Những điều cơ bản cần biết

Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:52

Rối loạn thần kinh tim là một tình trạng bệnh lý không đe dọa tính mạng của người mắc. Người bệnh thường trải qua các dấu hiệu như nhịp tim nhanh hoặc chậm, cảm giác lo lắng, hoặc chóng mặt.

01711699321.jpeg
Rối loạn thần kinh tim là một tình trạng bệnh lý không đe dọa tính mạng người mắc

Tìm hiểu về rối loạn thần kinh tim

Theo Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, thuật ngữ "thần kinh tim" thường được sử dụng để ám chỉ "hệ thần kinh thực vật". Hệ thần kinh thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng sinh lý tự động của cơ thể, bao gồm việc điều khiển hoạt động của các cơ quan như tim, mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, và nhịp tim, huyết áp,...

Rối loạn thần kinh tim là một trạng thái rối loạn của hệ thần kinh thực vật liên quan đến các biểu hiện như nhịp tim nhanh hoặc chậm, cảm giác lo lắng, chóng mặt, hoặc ngất, nhịp tim không đều, và tăng huyết áp. Bệnh nhân cũng có thể phát hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau hoặc nhức vùng tim hoặc ngực.

Rối loạn thần kinh tim không liên quan đến vấn đề vật lý của tim, có nghĩa là tim vẫn hoạt động bình thường và không có bất kỳ tổn thương hay vấn đề bệnh lý nào. Do đó, trong quá trình khám và kiểm tra tim, bao gồm cả các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, thường không phát hiện bất kỳ biến thường nào đặc biệt.

Nguyên nhân nào gây rối loạn thần kinh tim?

Các nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tim bao gồm:

  • Tình trạng tâm lý như chấn thương, căng thẳng, lo lắng, và biến động cảm xúc như giận dữ, sợ hãi, hoặc trầm cảm.
  • Rối loạn nồng độ ion trong cơ tim, thường xảy ra khi bệnh nhân bị sốt, mất nước, hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.
  • Thiếu vận động thể chất và sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà, cà phê.
  • Tác động của ô nhiễm môi trường và khói bụi trong môi trường sống.

Các triệu chứng điển hình khi bị rối loạn thần kinh tim

11711699321.jpeg
Các triệu chứng khi bị rối loạn thần kinh tim

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, rối loạn thần kinh tim không gây tổn thương trực tiếp tại tim, nhưng các triệu chứng của nó thường tương đồng với các bệnh lý tim mạch. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của rối loạn thần kinh tim:

  • Khó thở: Rối loạn này làm cơ hoành trong vùng ngực của bệnh nhân bị co thắt, khiến họ cảm thấy khó thở và thường muốn ở gần cửa sổ để hít thở không khí trong lành.
  • Mệt mỏi: Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi không bình thường và khó hồi phục sau cả khi nghỉ ngơi.
  • Đau ngực: Triệu chứng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường là đau nhói âm ỉ ở vùng ngực, có thể kéo dài hoặc cấp tính.
  • Đập nhanh tim: Bệnh nhân thường cảm thấy tim đập mạnh và không đều khi họ căng thẳng hoặc vận động.
  • Hít thở không đều: Bệnh nhân thường thở nhanh và sâu, có cảm giác không lấy đủ không khí vào phổi và có thể muốn ngất xỉu.
  • Tăng huyết áp: Rối loạn thần kinh tim có thể làm tăng huyết áp, gây chóng mặt, choáng váng, và cảm giác đầu óc quay cuồng.

Đây là những dấu hiệu cần chú ý và thường được bác sĩ kiểm tra khi nghi ngờ về rối loạn thần kinh tim.

Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng cách nào?

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim

Để điều trị rối loạn thần kinh tim mà không cần dùng thuốc, bệnh nhân có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà đen, cà phê.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thể lực giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động như đi bộ, tập yoga, hoặc bơi lội.
  • Tránh khói thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tim, do đó bệnh nhân nên tránh hút thuốc và khuyến khích người thân cũng từ bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát cảm xúc: Bảo vệ tâm trạng, tránh căng thẳng và lo lắng.
  • Suy nghĩ tích cực: Giữ tâm trạng thoải mái và lạc quan.

Nếu cần sử dụng thuốc, các loại thuốc chẹn beta giao cảm và thuốc an thần thường được sử dụng. Bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, vì sử dụng không đúng cách có thể gây ra tình trạng trầm trọng hơn. Nên nhớ rằng những thuốc này không phù hợp cho những người bị hen phế quản hoặc các vấn đề hô hấp khác. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị tại các trung tâm y tế chuyên nghiệp.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến