Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Thứ hai, 15/07/2024 | 09:30

Rôm sảy ở trẻ em là một bệnh ngoài da phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè. Dưới đây là những phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này ở trẻ.

01721011111.jpeg
Rôm sảy ở trẻ em là tình trạng thường gặp

Tìm hiểu về rôm sảy ở trẻ em

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, rôm sảy ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng hoặc đỏ trên da (mặt, cổ, ngực, lưng). Mụn có thể lớn như đầu kim hoặc nhỏ như hạt li ti, và thường có nước ở phần đầu.

Đây là bệnh ngoài da lành tính, thường tự hết mà không gây hại. Tuy nhiên, rôm sảy có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ, trong khi trẻ lớn hơn có thể gãi nhiều, gây trầy xước và viêm nhiễm. Trong những trường hợp này, cần điều trị để tránh biến chứng.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ em

Nguyên nhân và triệu chứng của rôm sảy ở trẻ em là điều mà ba mẹ cần nhận biết sớm để có thể can thiệp kịp thời và phòng tránh biến chứng.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy ở trẻ em

Trẻ em dễ mắc rôm sảy, đặc biệt là vào mùa hè, do nhiều nguyên nhân như:

  • Tuyến mồ hôi ở trẻ em hoạt động chưa hiệu quả do chưa phát triển hoàn chỉnh. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều nhưng không thoát ra ngoài được, gây bít tắc và nổi rôm sảy.
  • Ba mẹ nên chọn quần áo cho trẻ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoáng mát. Với trẻ nhỏ, việc mặc tã quá thường xuyên hoặc quá chật cũng là nguyên nhân dẫn đến rôm sảy.
  • Trẻ bị nóng sốt, có thân nhiệt cao và đổ mồ hôi nhiều hoặc là những bé hiếu động, vận động nhiều cũng dễ mắc rôm sảy.
  • Mùa hè, thời tiết nóng ẩm khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, trong đó có một số loài vi khuẩn thường trú ngoài da. Nếu trẻ không được vệ sinh cá nhân thường xuyên và sạch sẽ, rất dễ mắc bệnh ngoài da như rôm sảy.
11721011111.jpeg
Rôm sảy ở trẻ em thường xảy ra vào mùa hè

Triệu chứng

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, rôm sảy ở trẻ em rất dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu và triệu chứng điển hình sau:

  • Các mụn nước nhỏ, li ti xuất hiện trên da, đặc biệt là ở trên mặt (trán, má), cổ, lưng và ngực, đây là các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi.
  • Trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn và mất ngủ.
  • Trẻ lớn có thể cào nhiều, dẫn đến trầy xước và vỡ các mụn nước. Nếu bị nhiễm khuẩn, mụn có thể chuyển thành mụn mủ.

Điều trị rôm sảy ở trẻ em như thế nào và phương pháp phòng ngừa

Rôm sảy ở trẻ em không quá nguy hiểm, tuy nhiên cha mẹ cần chú ý không xem nhẹ việc điều trị và đặc biệt là phòng ngừa khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè.

Điều trị

Khi thời tiết mát mẻ và trẻ ít đổ mồ hôi, các triệu chứng rôm sảy sẽ tự động giảm bớt, nhưng mụn nước có thể tái phát nếu không điều trị đúng cách.

Nếu mụn nước gây ngứa ngáy và bé gãi nhiều, khiến da bị trầy xước và viêm loét, nếu không điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng da, làm việc điều trị khó khăn hơn. Khi bé bị rôm sảy, ba mẹ cần can thiệp ngay.

  • Tình trạng nhẹ: Cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ bé trong không gian mát mẻ và khuyến khích nghỉ ngơi. Tắm mát cho bé bằng nước lá chè xanh, lá khổ qua hay lá khế thay vì sữa tắm hoặc xà phòng.
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi giảm ngứa sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không để bé gãi nhiều, gây trầy xước và vỡ mụn, tránh nhiễm trùng.

Nếu da đỏ, sưng, nóng, có mủ, bé bị sốt, ớn lạnh và nổi hạch, rôm sảy đã trở nên nghiêm trọng. Ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Phòng ngừa

Áp dụng những biện pháp sau đây để có thể phòng ngừa rôm sảy ở trẻ:

  • Chọn tã thấm hút tốt và co giãn thoải mái, thường xuyên kiểm tra, thay tã và vệ sinh cho bé.
  • Ưu tiên quần áo rộng rãi, mát mẻ từ chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh đồ dài tay, dài chân từ chất liệu dày và nóng, đặc biệt vào mùa hè.
  • Thường xuyên tắm và lau khô mồ hôi cho bé, tránh để mồ hôi dính lâu trên da.
  • Cho trẻ sinh hoạt trong không gian mát mẻ, tránh nơi tụ tập đông người.
  • Tránh ra ngoài và tiếp xúc ánh nắng mặt trời khi tia UV cao.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống đủ nước.
  • Khi trẻ chớm bị rôm sảy, có thể tắm nước lá như đã đề cập để phòng ngừa tình trạng nghiêm trọng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của Náng hoa trắng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Náng hoa trắng đối với sức khoẻ

Náng hoa trắng là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng giảm sưng, chống viêm, long đờm, giảm đau nhức xương khớp, điều trị bong gân, gãy xương và một số vấn đề về da,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Bồ công anh đối với sức khoẻ

Lợi ích của Bồ công anh đối với sức khoẻ

Bồ công anh là vị thuốc được sử dụng trong các bài thuốc đông y có tác dụng chống oxy hoá, cải thiện chức năng tiêu hoá, cải thiện chức năng gan, chữa đau dạ dày, hỗ trợ trị bệnh tiễu đường,…
BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ CHƯA

BẠN ĐÃ BIẾT VỀ CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ CHƯA

Chứng mất trí nhớ là tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, có thể xảy ra tạm thời, kéo dài vĩnh viễn hoặc tiến triển theo thời gian, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và nhận thức của người bệnh.
Viêm da thể đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm da thể đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm da thể đồng tiền, hay còn gọi là chàm đồng tiền, là một bệnh lý da liễu gây ra các tổn thương hình tròn trên da. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Đăng ký trực tuyến