Sử dụng thuốc Thyrozol (thiamazol) hiệu quả: Cách dùng và điều lưu ý
Thứ năm, 24/08/2023 | 10:45
Thuốc Thyrozol (thiamazol) là thuốc gì? Thuốc có công dụng gì để kiểm soát cường giáp? Trong quá trình dùng thuốc cần lưu ý những gì để hiệu quả điều trị là tốt nhất? Khi dùng thuốc, liệu sẽ phải trải qua những tác dụng phụ nào?
Các Dược sĩ Cao đẳng đang làm việc tại các nhà thuốc cho biết, để tìm hiểu Thyrozol là thuốc gì, ta cần biết hoạt chất chính của thuốc là thiamazol có tác dụng điều trị:
Điều trị triệu chứng nhiễm độc giáp.
Thyrozol được dùng để điều trị trước khi phẫu thuật tuyến giáp do cường giáp để nhằm dự phòng cơn nhiễm độc giáp có thể xảy ra.
Ngoài ra, còn được dùng điều trị bổ trợ trước và trong khi điều trị iod phóng xạ.
Không những thế, Thyrozol còn được chỉ định điều trị cơn nhiễm độc giáp trước khi dùng muối iod.
2. Không nên dùng thuốc Thyrozol (thiamazol) trong trường hợp nào?
Thuốc Thyrozol chống chỉ định với các bệnh nhân:
Mẫn cảm với thiamazol hoặc bất kỳ thành nào khác trong thuốc.
Suy gan nặng.
Bệnh nhân mắc bệnh về máu (suy tủy, mất bạch cầu hạt).
Phụ nữ đang cho con bú.
3. Cách dùng và liều dùng thuốc Thyrozol (thiamazol) để đạt hiệu quả điều trị
3.1. Cách dùng
Thuốc không chữa khỏi nguyên nhân gây cường giáp. Tùy theo mức độ nặng của bệnh cường giáp mà bac sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng liều thích hợp.
Đối với người lớn, liều uống hàng ngày 15 – 60 mg, chia thành 3 lần/ ngày (mỗi lần uống cách nhau 8 giờ).
Có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần, hiệu quả có thể kém, nhưng ở một số người, tác dụng phụ ít hơn và người bệnh dễ chấp nhận việc dùng thuốc hơn.
Phải ngừng thiamazol 2 – 4 ngày trước khi dùng liệu pháp iod phóng xạ để tránh ảnh hưởng đến liệu pháp này. Nếu cần có thể tiếp tục cho lại thiamazol 3 – 7 ngày sau, cho tới khi liệu pháp iod phóng xạ phát huy tác dụng.
Thời gian dùng thuốc để bệnh thuyên giảm lâu dài thường từ 6 tháng đến 1 – 2 năm.
3.2. Liều lượng
Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, bệnh nhân nên dùng chính xác theo liều mà bác sĩ đã chỉ định để đạt được hiệu quả mong muốn.
4. Những tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc Thyrozol (thiamazol)
4.1. Các tác dụng phụ không mong muốn
Máu: Giảm bạch cầu thường nhẹ. Nhưng khoảng 10% người bệnh cường giáp không điều trị, bạch cầu thường cũng giảm còn dưới 4 000/mm3.
Da: ngứa, ban da, rụng tóc
Toàn thân: Nhức đầu và sốt
Ớn lạnh, viêm họng, ho, đau miệng, giọng khàn. Thường xảy ra nhiều hơn ở người bệnh cao tuổi hoặc dùng liều 40 mg/ngày trở lên.
Viêm mạch, nhịp tim nhanh.
Đau khớp, viêm khớp, đau cơ.
Viêm dây thần kinh ngoại biên.
Mất vị giác, buồn nôn, nôn.
4.2. Hướng dẫn cách xử trí
Phát ban, ngứa, thường ở dạng dát sần, thường mất đi trong quá trình điều trị, hoặc ngừng thuốc nếu thấy phát ban nặng.
Khi người bệnh thấy sốt, ớn lạnh, đau họng, ban da, phải đến bác sĩ kiểm tra máu.
Nếu thấy các dấu hiệu như vàng da ứ mật, hoại tử gan, phải ngừng thuốc.
Trong trường hợp các triệu chứng về tim mạch của nhiễm độc giáp, đặc biệt là nhịp tim nhanh, cần phối hợp dùng thuốc tim mạch chẹn beta như propranolol, atenolol.
5. Các tương tác cần chú ý khi dùng chung với thuốc Thyrozol (thiamazol)
Aminophylin, oxtriphylin hoặc theophylin.
Amiodaron, iodoglycerol, iod hoặc kali iodid.
Thuốc chống đông dẫn chất coumarin hoặc indandion.
Thuốc chẹn beta, glycosid tim: Cường giáp làm tăng chuyển hóa và thải trừ thuốc chẹn beta hoặc glycosid tim, cần giảm liều các thuốc này khi tuyến giáp người bệnh trở về bình thường do dùng thiamazol.
Muối iod phóng xạ: Thiamazol làm giảm hấp thu iod vào tuyến giáp. Nếu ngừng thiamazol đột ngột, thì sau khoảng 5 ngày, sự thu nạp Iod sẽ tăng trở lại.
6. Tôi cần lưu ý gì khi dùng thuốc Thyrozol (thiamazol)
Phải có bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị. Đặc biệt trong những tháng đầu, bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận.
Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng: sốt, viêm họng, phát ban trên da, rét run, đau đầu hoặc mệt mỏi toàn thân cần theo dõi hệ tạo máu.
Khi xuất hiện tình trạng giảm bạch cầu hạt, suy tủy, sốt, suy giảm chức năng gan, viêm da tróc vảy, cần phải ngừng thuốc và sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
Theo dõi thời gian prothrombin trước và trong quá trình điều trị nếu thấy xuất huyết.
7. Phụ nữ mang thai và cho con bú có sử dụng thuốc Thyrozol (thiamazol) được không?
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai
7.1. Phụ nữ mang thai
Thiamazol đi qua nhau thai, nên có thể gây hại cho thai nhi.
Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mẹ và trẻ.
Trong trường hợp phải điều trị, propylthiouracil thường được chọn dùng hơn, vì thuốc qua nhau thai ít hơn thiamazol. Khi dùng thiamazol, phải dùng liều thấp nhất có hiệu lực, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thuốc ít qua nhau thai, nên ít có khả năng bảo vệ cho thai nhi.
Không nên dùng các hormon giáp trong khi mang thai.
7.2. Phụ nữ cho con bú
Thiamazol vào được sữa mẹ, gây tai biến cho trẻ.
Không cho con bú khi mẹ dùng thiamazol.
8. Trường hợp dùng quá liều thuốc Thyrozol (thiamazol), tôi sẽ làm gì?
Dùng quá liều thiamazol sẽ gây ra rất nhiều tai biến như phần tác dụng không mong muốn đã nêu, nhưng mức độ nặng hơn.
Biểu hiện thường thấy là buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu, sốt, đau khớp, ngứa, phù, giảm các huyết cầu. Nhưng nghiêm trọng nhất là suy tủy, mất bạch cầu hạt.
Trong một số trường hợp quá liều thiamizol có thể gặp: Viêm da tróc vảy, viêm gan, kích thích thần kinh hoặc trầm cảm.
Nếu vừa mới uống thuốc quá liều, phải gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Nếu người bệnh hôn mê, lên cơn co giật hoặc không có phản xạ nôn, có thể rửa dạ dày sau khi đã đặt ống nội khí quản có bóng căng để tránh hít phải các chất chứa trong dạ dày.
Cần chăm sóc y tế, điều trị triệu chứng, có thể phải dùng kháng sinh hoặc corticoid, truyền máu nếu suy tủy và giảm bạch cầu nặng.
9. Nếu quên một liều thuốc Thyrozol (thiamazol) thì xử trí ra sao?
Nếu quên một liều hãy uống ngay sau khi nhớ ra.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Bất kỳ điều nào còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn và giải đáp rõ ràng.
10. Cách bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và tránh nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc là <25°C.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và trẻ nhỏ.
Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
Lưu ý không được vứt thuốc không còn dùng ra rác thải sinh hoạt gia đình vì điều này có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Do đó, cần xử trí trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Trên đây là những thông tin từ tổng hợp tin tức y tế về thuốc Thyrozol - là một thuốc biệt dược có chứa thiamazol dùng để điều trị các bệnh về tuyến giáp. Bên cạnh hiệu quả mà thuốc mang lại thì người bệnh cũng sẽ phải trải qua những tác dụng phụ do tiếp xúc với độc tính của thuốc. Trong đó điển hình nhất là tác động lên hệ tạo máu (gây giảm bạch cầu). Cần tuân theo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vitamin H tham gia chuyển hóa carbohydrate, lipid, điều hòa tuyến mồ hôi, tinh hoàn, ngăn viêm và làm chậm lão hóa. Loại vitamin này quan trọng cho da, tóc, sản xuất máu và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh.