Kagasdine (omeprazol) là thuốc gì? Thuốc Kagasdine (omeprazol) được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?
Kagasdine (omeprazol) là thuốc gì? Thuốc Kagasdine (omeprazol) được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?
Thuốc Kagasdine (omeprazol)
Thành phần hoạt chất: omeprazol.
Thuốc có thành phần tương tự: Agimepzol; AG-Ome; Akatwo; Amnopra; Ampharco Omeprazole; Atimezol; Ausmezol; Baromezole; Bestaprazole; Biolamezole; Braficozol; Cadimezol; Dudencer; Durosec; Eselan; Eurometac; Faskit 40; Futanol; Gastroprazon; Getzome; Gitazot; Glomezol;…
Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, thành phần hoạt chất omeprazol là một benzimidazol đã gắn các nhóm thế, có cấu trúc và tác dụng tương tự như pantoprazol, lansoprazol, esomeprazol.
Thuốc Kagasdine (omeprazol) hoạt động bằng cách ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế hệ enzym hydro/kali adenosin triphosphatase còn gọi là bơm proton ở tế bào thành của dạ dày.
Ngoài ra, Omeprazol có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở người bệnh viêm loét tá tràng và/hoặc viêm thực quản trào ngược bị nhiễm vi khuẩn này.
Việc phối hợp omeprazol với một số thuốc kháng khuẩn như clarithromycin, amoxicilin có thể tiệt trừ H. pylori kèm theo liền ổ loét và thuyên giảm bệnh lâu dài.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Bạn có thể tìm mua loại thuốc này tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, nên chọn mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng và nhận được sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ/dược sĩ.
Thuốc Kagasdine (omeprazol) trị bệnh gì? Đối với thuốc Kagasdine được chỉ định dùng trong những bệnh lý như sau:
Dị ứng với omeprazol hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
1. Cách dùng
2. Liều dùng
Để giảm bớt chứng khó tiêu liên quan đến acid
Uống omeprazol hàng ngày với liều 10 – 20 mg trong từ 2 – 4 tuần.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Duy trì điều trị viêm thực quản sau khi lành là 20 mg/ lần/ ngày và với trường hợp trào ngược acid là 10 mg/ ngày.
Loét dạ dày – tá tràng
Loại bỏ H. pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng
Lưu ý, liều thuốc Kagasdine (omeprazol) chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, phải tuân thủ chính xác liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dùng sai chỉ định để hạn chế xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc
Tuy nhiên, Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng lưu ý, đối với người bệnh bị suy gan, sự đào thải của thuốc chậm lại. Do đó, dùng liều 20 mg omeprazol mỗi ngày thường là đủ cho những người bệnh này.
Ngoài ra, việc sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (Salmonella, Campylobacter).
Phụ nữ mang thai
Một số nghiên cứu trên động vật không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và gây độc hại cho bào thai. Trên lâm sàng, cho tới nay vẫn chưa thấy có tác động có hại nào cho thai.
Tuy nhiên thời gian theo dõi chưa đủ để loại trừ mọi nguy cơ để quyết định được việc dùng thuốc liệu có an toàn trên đối tượng này hay không. Do đó, cần cân nhắc thật thận trọng trước khi quyết định dùng thuốc Kagasdine ở đối tượng này.
Phụ nữ cho con bú
Omeprazol có phân bố trong sữa mẹ. Do đó, nên cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú khi dùng thuốc điều trị.
Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Kagasdine gây tác dụng phụ lên thần kinh trung ương như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt… Do đó, cần thận trọng khi dùng sản phẩm này trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc để đảm bảo an toàn trong công việc.
Liều uống đến 160 mg/ lần, liều tiêm tĩnh mạch 80 mg/ lần, liều tiêm tĩnh mạch 200 mg/ ngày và liều 520 mg/ 3 ngày vẫn cho thấy dung nạp tốt.
Trong y văn, đã có thông báo về 2 trường hợp quá liều omeprazol.
Các biểu hiện lâm sàng khi quá liều chủ yếu:
Tuy nhiên, cả hai bệnh nhân đều hồi phục, không có biến cố gì và cũng không phải dùng bất kì phương pháp điều trị đặc biệt nào.
Bên trên là những thông tin từ tổng hợp tin tức y tế thuốc Kagasdine trong điều trị chứng khó tiêu do acid, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản,… Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!