Tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Coversyl (perindopril)

Thứ tư, 12/07/2023 | 17:10

Thuốc huyết áp Coversyl có thành phần hoạt chất trị bệnh là perindopril. Đây là thuốc thuộc nhóm tim mạch. Thuốc dùng điều trị bệnh suy tim, tăng huyết áp. Khi sử dụng thuốc hạ huyết áp Coversyl 5mg này cần lưu ý ra sao? Coversyl 5mg giá bao nhiêu?

01689156935.png

Tên thành phần hoạt chất: Perindopril agrinine.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Coversyl 10 mg.

Coversyl là thuốc gì?

Các Dược sĩ Cao đẳng cho biết, Coversyl thuộc nhóm thuốc tim mạch, hoạt động bằng cách làm giãn các mạch máu, nhờ vậy có thể làm giảm huyết áp đồng thời kiểm soát huyết áp.

Vậy Coversyl 5 mg là thuốc gì?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều người khi phân biệt 2 hàm lượng của thuốc này. Thuốc có 2 hàm lượng phổ biến là thuốc Coversyl 5 mg và thuốc Coversyl 10 mg. Tuy nhiên hàm lượng 5 mg thường được chỉ định hơn.

Nhà sản xuất: Công ty Les Laboratoires Servier Industrie (Pháp).

Tác dụng của thuốc Coversyl

  • Tăng huyết áp mức độ nhẹ tới trung bình, sử dụng đơn trị hoặc phối hợp với một số thuốc khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thiazid như: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Indapamide, Metolazone.
  • Suy tim sung huyết mức độ nhẹ đến trung bình, thường phối hợp thêm với thuốc lợi tiểu.
  • Tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim.

Giá thuốc Coversyl 5 mg và 10 mg

Giá tham khảo thuốc Coversyl 5 mg là 6.000vnđ/viên.

Giá tham khảo thuốc Coversyl 10 mg là 8.400vnđ/viên.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ huyết áp Coversyl

Lưu ý sử dụng thuốc với từng đối tượng bệnh nhân.

Với bệnh nhân được chẩn đoán bệnh động mạch vành ổn định

Nên đánh giá và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ một cách cẩn thận nếu xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định trong tháng đầu điều trị.

Người bệnh huyết áp thấp

Thuốc perindopril có thể gây hạ huyết áp liều đầu. Hạ huyết áp hiếm khi gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp không biến chứng và có nhiều khả năng xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn như tiêu chảy hoặc nôn, thuốc lợi tiểu; hạn chế muối trong chế độ ăn uống, lọc máu.

Lưu ý xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp ở những bệnh nhân suy tim, có hoặc không kèm theo suy thận. Đặc biệt, ở những bệnh nhân bị suy tim nặng, triệu chứng hạ huyết áp thể hiện rõ khi phối hợp đồng thời thuốc lợi tiểu quai (furosemid) liều cao.

Ở một số bệnh nhân bị suy tim sung huyết thì huyết áp có thể bình thường hoặc thấp, việc hạ huyết áp toàn thân có thể xảy ra khi dùng Coversyl

Người bị hẹp van động mạch chủ và van hai lá/ bệnh phì đại cơ tim

Nên thận trọng khi dùng thuốc này.

Bệnh nhân suy thận

Hiệu chỉnh liều perindopril theo chức năng thận. Theo dõi thường xuyên nồng độ kali và creatinine huyết trên đối tượng này.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Lưu ý tác dụng phụ phản ứng phản vệ khi dùng thuốc.

Cân nhắc sử dụng một loại màng lọc hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp khác.

Bệnh nhân tăng huyết áp

Có nguy cơ hạ huyết áp và suy thận khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp một bên. Nếu bệnh nhân sử dụng đồng thời thuốc điều trị cao huyết áp Coversyl với thuốc lợi tiểu sẽ gây nguy cơ hạ huyết áp quá mức.

Bệnh nhân quá mẫn và phù mạch

Phù mạch ở mặt, tay, chân, môi, niêm mạc, lưỡi và/ hoặc thanh quản là những tác động có hại hiếm gặp nhưng nguy hiểm, cần thận trọng lưu ý khi dùng thuốc này. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, ngưng  thuốc huyết áp Coversyl và theo dõi diễn tiến triệu chứng.

Một số trường hợp, các triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Phù mạch liên quan đến thanh quản gây phù nề, cản trở hô hấp, thậm chí gây tử vong, nên điều trị khẩn cấp bao gồm việc chỉ định adrenaline và/ hoặc duy trì đường thở

Chống chỉ định thuốc cáo huyết áp Coversyl

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Nguy cơ liên quan đến phù mạch.
  • Chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

11689156935.jpeg

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Tác động không mong muốn khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp Coversyl

Theo ThS Tôn Thảo Vy – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cảm giác tê bì và kim châm, rối loạn thị giác, ù tai, choáng váng do tụt huyết áp, ho khan, thở nông, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mệt mỏi.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Lú lẫn, rối loạn tim mạch, rối loạn máu, rối loạn tụy và gan.
  • Thay đổi tính khí, khó ngủ, co thắt phế quản, phù mạch, khô miệng, khò khè, sưng phù mặt.

Tương tác thuốc cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp Coversyl

  • Tăng kali máu: thuốc ức chế men chuyển, aliskiren, muối kali, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin-II, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, heparin, thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp và dãn mạch: hạ huyết áp quá mức.
  • Lithi: tăng độc tính Lithi.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm cả aspirin liều > 3 g/ ngày làm giảm tác dụng hạ huyết áp của perindopril, tăng nguy cơ suy thận cấp.
  • Thuốc trị đái tháo đường: giảm đường huyết.

Cách bảo quản thuốc huyết áp Coversyl 5mg và 10mg

  • Để thuốc hạ huyết áp Coversyl tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Bài viết tin y tế mới nhất sau đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc Coversyl. Coversyl là một biệt dược chứa hoạt chất perindopril, được chỉ định để điều trị các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim sung huyết. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể xuất hiện các tác động có hại không mong muốn gây cản trở đến việc sinh hoạt hằng ngày hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tìm ngay đến bác sĩ khoa tim mạch để được hướng dẫn chi tiết giúp việc sử dụng thuốc hiệu quả hơn đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm xử trí kịp thời các triệu chứng.

Từ khóa: Coversyl
Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến