Thông tin chi tiết về việc sử dụng thuốc Statripsine

Thứ ba, 22/08/2023 | 10:45

Thuốc Statripsine là gì? Thuốc Statripsine được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về thuốc Statripsine trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

01692676183.jpeg

Thuốc Statripsine

Thành phần hoạt chất: Alpha chymotrypsin.

Thuốc có thành phần tương tự: Alpha Choay,…

Thuốc Statripsine là gì?

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Alphachymotrypsine: 4.2 mg.

Tá dược

  • Compressible sugar.
  • Bột mùi bạc hà.
  • Aspartam.
  • Magnesi stearate.

Công dụng của thuốc Statripsine

Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cho biết, Statripsine được dùng kháng viêm, dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ, chẳng hạn:

  • Tổn thương mô mềm.
  • Chấn thương cấp.
  • Tình trạng bong gân.
  • Xuất hiện khối tụ máu, tan máu bầm.
  • Nhiễm trùng.
  • Phù nề mi mắt, chuột rút và chấn thương do thể thao.

Ngoài ra, Stratripsine còn được dùng để làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

Thuốc Statripsine giá bao nhiêu?

Một hộp thuốc Statripsine có 2 vỉ hoặc 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 65.000 VNĐ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Trường hợp không nên dùng thuốc Statripsine

Dị ứng với alphachymotripsin hoặc dị ứng với các thành phần trong công thức của thuốc.

Chống chỉ định Statripsine với bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Khí phế thủng.
  • Hội chứng thận hư.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Statripsine

Cách dùng

  • Statripsine giúp kháng viêm, điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, thuốc có thể dùng đường uống.
  • Với viên uống Statripsine, dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ khoảng 250 – 350 ml.
  • Dạng ngậm thì đặt dưới lưỡi và nên để viên nén tự tan dần dưới lưỡi.

Liều dùng

  • Liều dùng: 2 viên x 3 – 4 lần/ ngày.
  • Nếu dùng Statripsine ngậm dưới lưỡi, dùng 4 – 6 viên, chia làm nhiều lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ của Statripsine

Các tác dụng phụ tạm thời khi dùng thuốc có thể thấy nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều Statripsine như

  • Thay đổi màu sắc.
  • Thay đổi về độ rắn.
  • Đồng thời, có thể làm thay đổi mùi của phân.

Đặc biệt hơn, có thể bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng:

11692676183.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

  • Đầy hơi.
  • Nặng bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Buồn nôn.

ThS Tôn Thảo Vy – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi dùng với liều cao, có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.

Tương tác thuốc khi dùng Statripsine

  • Acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi.
  • Ngoài ra, không nên phối hợp Statripsine với thuốc kháng đông vì có thể làm tăng hiệu lực của thuốc.

Lưu ý khi dùng thuốc Statripsine

Lưu ý, Alphachymotrypsin nhìn chung được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể trên các đối tượng sử dụng.

Cần lưu ý đến những bệnh nhân không nên điều trị bằng enzym bao gồm:

  • Những người bị rối loạn đông máu có di truyền gọi là bệnh ưa chảy máu.
  • Các trường hợp bị rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền.
  • Đối tượng vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật.
  • Trường hợp sử dụng liệu pháp trị liệu kháng đông.
  • Không dùng trên những người bị dị ứng với các protein.

Lưu ý khi dùng thuốc trên đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc các bệnh nhân bị loét dạ dày.

Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

Lái xe và vận hành máy móc

Statripsine không gây tác động nghiêm trọng trên thần kinh trung ương như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ,..

Do đó, có thể dùng Statripsine cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc

Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu đánh giá hiệu quả cũng như an toàn khi sử dụng Statripsine trên phụ nữ có thai và đang cho con bú

Do đó, không nên sử dụng alphachymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ trừ khi thật cần thiết

Xử trí khi quá liều Statripsine

Nếu dùng thuốc với mục đích cố tình hoặc vô ý dùng quá liều dùng. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường xuất hiện hãy nên tìm đến bệnh viện  hoặc trạm y tế gần đó để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.

Xử trí khi quên một liều Statripsine

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản thuốc

  • Để thuốc Statripsine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Statripsine được tổng hợp bởi tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Statripsine
Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến