Thông tin về thuốc Trospium: Cách sử dụng, tác dụng và các tác dụng phụ
Thứ sáu, 25/08/2023 | 14:41
Trospium là thuốc gì? Thuốc Trospium có công dụng như thế nào? Chỉ định của Trospium trong những trường hợp nào và các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng? Tìm hiểu về thuốc Trospium trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Spasmex, Sanctura, Trospium chloride.
Thuốc có công dụng tương tự: Vesicare.
Trospium là thuốc gì?
Theo thông tin các Dược sĩ Nhà thuốc cung cấp, Trospium là một thuốc được dùng khi bàng quang co thắt quá mức
Cơ chế tác động: đối kháng với tác dụng của acetylcholine trên các thụ thể muscarinic trong các cơ quan bẩm sinh cholinergical. Tác dụng đối giao cảm của nó làm giảm co thắt cơ trơn trong bàng quang.
Công dụng
Thuốc Trospium thuộc nhóm kháng muscarinic, được điều trị khi cơ bàng quang co bóp không kiểm soát gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên, tiểu không kiểm soát
Không nên dùng thuốc Trospium nếu
Mẫn cảm với Trospium hoặc với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc.
Cách dùng
1. Cách dùng
Dùng thuốc bằng đường uống.
Thường dùng 2 lần mỗi ngày.
Nên dùng trước 1 giờ bữa ăn hoặc lúc bụng đói.
Lưu ý, nên sử dụng thuốc này thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ nó.
2. Liều dùng
Với viên bào chế ở dạng phóng thích tức thời:
Uống hai lần mỗi ngày với liều Trospium 20 mg.
Với đối tượng > 75 tuổi dùng liều 20 mg/ lần/ ngày.
Dạng viên nang phóng thích kéo dài:
Uống vào buổi sáng, liều dùng Trospium 60 mg/ lần/ ngày.
Tác dụng phụ
1. Tác dụng phụ thường gặp
Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, Trospium có tác dụng phụ của nhóm kháng muscarinic như:
Tình trạng khô miệng.
Táo bón, đau dạ dày.
Nhức đầu, chóng mặt.
Khô mắt, mờ mắt hoặc buồn ngủ.
2. Tác dụng phụ hiếm gặp
Những tác dụng phụ này thường nghiêm trọng, nếu gặp một trong những dấu hiệu sau, nên đến ngay bác sĩ để được xác định chính xác:
Bí tiểu, khó đi tiểu tiện.
Sưng vùng mặt (mặt, cổ, lưỡi, môi, mắt), sưng bàn tay, bàn chân, sưng cổ tay, sưng cổ chân.
Phát ban.
Ngứa.
Khó thở hoặc khó nuốt.
Xuất hiện ảo giác.
Tương tác thuốc
Ethanol.
Fluvoxamine.
Amphetamine.
Nicotine.
Cevimeline.
Esmolol.
Bortezomib.
Betaxolol.
Caffeine.
Sildenafil.
Những lưu ý khi dùng thuốc Trospium
Thông báo với bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các thành phần của thuốc
Báo bác sĩ biết danh sách các thuốc đang sử dụng, đặc biệt lưu ý báo với sĩ nếu đang sử dụng: thuốc nhóm antacid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng dị ứng, Ipratropium, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc say tàu xe, tiêu chảy, thuốc điều trị bệnh Parkinson, metformin, thuốc dãn cơ, morphin, procainamid, tenofovir và vacomycin
Nên dùng thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày để đảm bảo việc sử dụng thuốc đầy đủ
Thông báo cho bác sĩ nếu đang trong các tình trạng sau:
Tăng tuyến tiền liệt lành tính (BPH).
Người bệnh có vấn đề ở bàng quang.
Ruột không thể co bóp, mất trương lực ruột.
Nhược cơ nặng.
Táo bón mạn tính.
Viêm loét đại tràng – tá tràng.
Các đối tượng sử dụng đặc biệt
1. Lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Trospium có thể gây ra tình trạng chóng mặt, nhức đầu.
Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe cũng như vận hành máy móc.
2. Phụ nữ giai đoạn thai kỳ
Vẫn chưa có đánh giá một cách đầy đủ về hiệu quả cũng như an toàn của thuốc trên đối tượng đặc biệt này.
Do vậy, cần sử dụng thuốc một cách thận trọng. Cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Xử trí khi quá liều
Vẫn chưa có báo cáo về tình trạng quá liều thuốc Trospium.
Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng liều vượt quá mức điều trị và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ và cấp cứu kịp thời.
Các triệu chứng quá liều như: tim đập nhanh, đồng tử mắt mở rộng, nhạy cảm với ánh sáng.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Trospium được tổng hợp bởi tin tức y tế. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc, trong đó chế độ dinh dưỡng thiếu hụt là một nguyên nhân quan trọng. Vậy khi bị rụng tóc, nên uống vitamin gì và cần chú ý những gì để giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn?
Prizil 500 là thuốc kháng sinh Cephalosporin thường được sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vitamin H tham gia chuyển hóa carbohydrate, lipid, điều hòa tuyến mồ hôi, tinh hoàn, ngăn viêm và làm chậm lão hóa. Loại vitamin này quan trọng cho da, tóc, sản xuất máu và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thần kinh.