Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Thứ ba, 23/04/2024 | 14:51

Sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng, giấc ngủ đêm là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi. Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu biểu.

01713858985.jpeg
Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe

Đồng hồ sinh học của con người là như thế nào?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mỗi người đều có đồng hồ sinh học, xác định thời gian hoạt động của cơ thể. Theo nghiên cứu, cơ thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong ngày:

  • 21 - 23 giờ: Hệ miễn dịch hoạt động, cần thư giãn.
  • 23 - 5 giờ: Phổi, gan, mật thải độc, tạo máu, cần ngủ sâu.
  • 5 - 9 giờ: Ruột non hấp thụ dinh dưỡng, ruột già thải độc, cần bữa sáng.

Theo đồng hồ sinh học, giấc ngủ đúng giờ quan trọng để cơ thể hoạt động tốt nhất. Trẻ em cần 10-12 giờ/ngày, thanh thiếu niên 7-9 giờ/ngày, và người trưởng thành 7-8 giờ/ngày để duy trì sức khỏe tốt.

Thường xuyên thức khuya tàn phá cơ thể như thế nào?

Những tác hại khi thường xuyên thức khuya

Suy giảm trí nhớ

Sự suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh là hiện tượng phổ biến khi người ta thường xuyên thức khuya. Người này có tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao hơn gấp năm lần so với người bình thường. Lý do là khi chúng ta ngủ, não bộ được nghỉ ngơi và tổ chức lại thông tin từ các hoạt động trong ngày. Nếu thường xuyên thức khuya, não bộ không được nghỉ ngơi đủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ. Điều này là vấn đề quan trọng đầu tiên khi nói về tác động của việc thức khuya.

Hơn nữa, não bộ cũng cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng để giữ tập trung và tránh cảm giác mệt mỏi. Người thức khuya thường phải đối mặt với căng thẳng quá mức và mệt mỏi do thiếu ngủ, điều này có thể gây đau đầu nặng nề.

Suy giảm hệ miễn dịch

Ngoài ra, giấc ngủ còn là thời điểm cơ thể sản xuất hormone cần thiết để duy trì hệ miễn dịch. Nếu thức khuya kéo dài, cơ thể không thể sản xuất đủ hormone này, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Sự kết hợp giữa việc giảm sức khỏe miễn dịch và thiếu năng lượng do thức khuya có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, cảm cúm,...

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

11713858985.png
Người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham & Women (Boston) đã phát hiện rằng, người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 39% so với những người ngủ đủ giấc. Hơn nữa, mỗi lần thay đổi thói quen ngủ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đến 11%.

Suy kiệt chức năng gan

Trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, gan đảm nhận chức năng quan trọng trong việc thải độc và sử dụng chất dinh dưỡng từ thực phẩm để cải thiện trao đổi chất. Chỉ khi ngủ đủ giấc, gan mới có cơ hội hoạt động tối ưu. Do đó, việc thức khuya có thể gây ra sự tổn thương gan bởi không có đủ thời gian để loại bỏ độc tố, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến gan.

Nguy cơ bị tiểu đường

Người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp đôi so với những người ngủ đủ giấc. Việc thức khuya có thể gây ra rối loạn trong chu kỳ ngủ - thức, làm mất cân bằng glucose, từ đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Dạ dày và hệ tiêu hóa

Căng thẳng tinh thần do thức khuya thường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về dạ dày. Khi ngủ, tế bào niêm mạc của dạ dày được tái tạo và phục hồi, nhưng việc thức khuya khiến cho quá trình này không diễn ra đúng cách, làm suy yếu hệ thống niêm mạc. Thức khuya cũng tăng sự tiết ra của dịch dạ dày, dễ gây viêm loét. Đối với những người đã mắc bệnh dạ dày, thói quen thức khuya càng làm trầm trọng tình hình

Sức khỏe thị lực

Thức khuya thường đi kèm với việc sử dụng các thiết bị điện tử, làm việc, học tập, gây mệt mỏi và quá tải cho mắt. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như mất thị lực, khúc xạ mắt, sưng mắt, bọng mắt. Ánh sáng xanh từ màn hình cũng có thể gây hại cho võng mạc và làm yếu thị lực.

Da lão hóa và hư tổn

Ban đêm là thời điểm da được tái tạo, nhưng thức khuya có thể gây ra rối loạn trong quá trình này, dẫn đến da khô và mất cân bằng độ ẩm, gây lão hóa và hư tổn. Ngoài ra, thức khuya cũng làm tăng sản xuất cortisol, làm da nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ gây mụn.

Những tác động này khiến rõ ràng tầm quan trọng của giấc ngủ đủ giấc. Nếu bạn vẫn giữ thói quen thức khuya, hãy thay đổi và đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ đêm. Chỉ khi đó, sức khỏe của bạn mới được bảo vệ và bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thức khuya
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến