Thuốc LAHM: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 06/02/2023 | 15:59

Thuốc hỗn dịch uống LAHM là thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng như ợ nóng, viêm thực quản và viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc LAHM được sử dụng như thế nào, liều dùng và các lưu ý đối với từng nhóm đối tượng ra sao

Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

01675674448.jpeg

Thuốc LAHM

1. Thuốc LAHM là thuốc gì?

LAHM là thuốc dạng hỗn dịch uống, chế phẩm dạng gói, bên trong chứa hỗn dịch màu trắng giống sữa, mùi thơm nhẹ, có vị ngọt.

-  Thành phần chính:

Nhôm Hydroxyd……………………………………………………….400 mg

Magnesi Hydroxyd……………………………………………………800 mg

Simethicon………………………………………………………………..80 mg

Tá Dược……………………………………………………..vừa đủ 1 gói 15 gram

2. Công dụng

  • Nhôm hydroxyd: Kháng lại acid trong dạ dày vì vậy tăng khả năng trung hòa acid dạ dày chậm hơn tác dụng của nhóm magie và calci. Đặc biệt, đối với bệnh nhân loét dạ dày thì thuốc hỗn dịch uống LAHM có thể ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin. Sinh khả dụng của thuốc phát huy tối đa khi uống vào lúc đói hoặc lúc dạ dày rỗng.
  • Nhôm hydroxyd hay Aluminum hydroxide được tìm thấy trong tự nhiên có tác dụng làm tăng độ pH trong dạ dày để kháng lại axit. Uống Nhôm hydroxyd lúc đói có thể giúp thuốc đi qua dạ dày rỗng và nhanh chóng cải thiện tình trạng dạ dày bị dư thừa axit. Nhôm hydroxyd cũng có khả năng làm giảm nồng độ Phosphat trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận.
  • Magnesi hydroxyd: Cũng tương tự như nhôm hydroxyd, nó cũng có tính kháng và trung hòa axit trong dạ dày nhưng với thời gian nhanh hơn. Ngoài ra, magnesi hydroxyd cũng có tác dụng như một loại thuốc thẩm thấu giúp nhuận tràng, dẫn nước vào để kích thích ruột bài tiết. Vì vậy có thể cải thiện rất tốt tình trạng táo bón kéo dài.
  • Simethicone: Có tác dụng làm vỡ các bóng khí ở ruột, nên có tác dụng rất tốt trong điều trị các rối loạn tiêu hóa, chứng đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu ở dạ dày và ruột.

3. Chỉ định:

  • Ợ nóng, đầy hơi.
  • Viêm loét dạ dày- tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày- thực quản.
  • Viêm thực quản,...
  • Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu ở dạ dày - ruột.

4. Cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng

  • Uống LAHM vào thời điểm giữa hoặc sau bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ
  • Lắc đều hỗn dịch uống để thuốc được hấp thu dễ dàng và hiệu quả hơn;
  • Thuốc có tác dụng tốt nhất khi được sử dụng riêng biệt mà không có sự can thiệp của các chất lỏng khác. Có thể cho thuốc vào ngăn mát tủ lạnh để cải thiện mùi vị nếu gặp khó khăn trong việc dùng thuốc. Nhưng không nên cho thuốc vào ngăn đá tủ lạnh.
  • Việc ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể khiến thuốc mất tác dụng điều trị, vì vậy không ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Liều dùng

  • Người lớn: 1 gói thuốc /lần, dùng 3-4 lần/ngày;
  • Trẻ em: 1/2 gói/lần, dùng 3-4 lần/ ngày.

Trường hợp quên liều hỗn dịch uống LAHM:

  • Nếu quên một liều, có thể dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu khoảng cách thời gian quá gần với liều sử dụng tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và uống thuốc theo đúng chỉ định. Không được dùng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Trường hợp quá liều:

  • Thông thường, nếu sử dụng quá liều thuốc hỗn dịch uống LAHM sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng;
  • Trong trường hợp có các triệu chứng sốc phản vệ thì hãy gọi ngay cho cấp cứu.

5. Tác dụng phụ

  • Làm tăng nồng độ magnesium trong huyết thanh, suy giảm hay mất phosphat nếu sử dụng liều cao trong một khoảng thời  gian dài,... Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc LAHM.

6. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc,...
  • Bệnh suy thận nặng
  • Bị nhiễm kiềm, magnesi máu tăng cao, giảm phosphat máu,...

Những nhóm đối tượng sau không nên sử dụng hỗn dịch uống LAHM, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế  về rủi ro khi dùng thuốc.

  • Người bệnh đái tháo đường;
  • Người thẩm phân phúc mạc mạn tính (có nguy có bệnh não do tích tụ nhôm);
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc hỗn dịch uống LAHM, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.  
11675674448.jpeg

Sử dụng thuốc LAHM theo hướng dẫn của chuyên gia y tế

 

Chưa có công bố về việc thuốc thuốc hỗn dịch uống LAHM có đi qua sữa mẹ hay không. nhưng bag mẹ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc;

  • Người cao tuổi có thể nhạy cảm với các thành phần của thuốc hỗn dịch uống LAHM, vì vậy người điều trị sẽ cân nhắc về liều lượng dùng thuốc khi chỉ định cho đối tượng này.

Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (20 - 25 độ C), tránh những nơi có nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp.
  • Giữ thuốc thuốc hỗn dịch uống LAHM tránh xa tầm tay trẻ em. Không lưu trữ thuốc ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm hay ngăn mát tủ lạnh,...
  • Thuốc hỗn dịch uống LAHM hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng phải vứt bỏ theo quy định. Không bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa, cống thoát nước,...trừ trường hợp đặc biệt bạn được hướng dẫn xử lý như vậy;
  • Không đưa thuốc của bản thân cho người khác sử dụng, kể cả khi họ có những triệu chứng tương tự.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, công dụng chính của thuốc LAHM là làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, viêm thực quản và viêm loét dạ dày. Người dùng cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia y tế để phát huy hiệu quả điều trị, hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Có thể sử dụng chườm đá để giảm đau đầu không?

Hội chứng đau đầu có nguyên nhân đa dạng và mỗi người thường có cách giảm đau riêng. Đau đầu kéo dài hoặc đau nửa đầu thường cần chú ý, và việc chườm đá có thể là một phương pháp giúp giảm đau trong một số trường hợp.
Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Đăng ký trực tuyến