Tình trạng chảy dịch mũi sau xuất phát từ đâu?

Thứ bảy, 14/09/2024 | 15:05

Chảy dịch mũi sau là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, và cần điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Nếu không chữa kịp thời, tình trạng này có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

chay-dich-mui-sau
Chảy dịch mũi sau là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh chảy dịch mũi sau là gì?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, triệu chứng chảy dịch mũi sau trong tiếng Anh gọi là "Post nasal drips". Đây là tình trạng dịch từ xoang chảy xuống thành sau họng, gây ho, khó chịu, ngứa và vướng họng. Nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến viêm họng.

Chảy dịch mũi sau thường trở thành mạn tính, ban đầu dịch nhầy loãng, sau đặc dần. Khi nhiễm khuẩn, dịch có màu sẫm và bám vào niêm mạc họng, gây ho, buồn nôn và khó nuốt.

Thông thường, các tuyến ở mũi và họng sản xuất chất nhầy nhằm duy trì độ ẩm và ngăn chặn bụi bẩn. Tuy nhiên, khi chảy dịch mũi sau xảy ra thường xuyên, dịch tích tụ ở sau họng gây khó chịu.

Bệnh chảy dịch mũi sau xuất phát từ nguyên nhân nào?

Tình trạng chảy dịch mũi sau thường do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể gây ra. Một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Không khí khô hoặc lạnh: Khi tiếp xúc với không khí lạnh, niêm mạc mũi họng bị kích ứng, khiến cơ thể tăng tiết chất nhầy nhằm giữ ẩm và làm ấm đường hô hấp để bảo vệ khỏi tác động của không khí lạnh.
  • Dị ứng: Nguyên nhân phổ biến nhất, thường do phấn hoa hoặc thời tiết, khiến cơ thể sản xuất nhiều dịch mũi để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, cơ thể tăng tiết chất nhầy để đẩy lùi các tác nhân này.
  • Lệch vách ngăn mũi: Tình trạng này có thể khiến dịch mũi dồn lại và chảy xuống họng.
  • Các nguyên nhân khác: Bao gồm mang thai, ăn đồ cay, có dị vật trong mũi, hút thuốc lá, sử dụng hóa chất kích ứng (khói, chất tẩy rửa, nước hoa), và mắc bệnh COPD (viêm phổi tắc nghẽn mạn tính).

Các triệu chứng thường gặp khi mắc chảy dịch mũi sau

11726301594.jpeg
Một số triệu chứng thường gặp khi chảy dịch mũi sau xảy ra

Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, khi chảy dịch mũi sau xảy ra, người bệnh thường cảm nhận dịch nhầy ở cuống họng, kèm theo các triệu chứng như:

  • Ngứa và đau họng.
  • Cảm giác vướng ở cổ, phải ho hoặc khạc thường xuyên.
  • Chất nhầy chảy xuống dạ dày có thể gây cảm giác buồn nôn.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Ho nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày mà không thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà, người bệnh nên đi khám Chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, cần lưu ý nếu xuất hiện triệu chứng sốt, dịch nhầy có mùi khó chịu, hoặc thở khò khè, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn, đòi hỏi điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tình trạng chảy dịch mũi sau như thế nào?

Việc điều trị chảy dịch mũi sau cần phù hợp với nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điều trị chảy dịch mũi sau do dị ứng:

Nếu do dị ứng, người bệnh nên:

  • Làm giảm phản ứng dị ứng bằng thuốc kháng Histamin.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng.

Điều trị chảy dịch mũi sau do nhiễm khuẩn:

Khi chảy dịch mũi sau do nhiễm khuẩn, điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng histamin.
  • Dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Thuốc làm loãng dịch nhầy.
  • Rửa xoang mũi và họng bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu nguyên nhân là do cấu trúc xoang hoặc mũi, phẫu thuật có thể cần thiết để chỉnh sửa.

Khi do tiếp xúc thường xuyên với không khí lạnh, lắp đặt máy làm ẩm không khí và giữ ấm vùng mũi họng là điều cần thiết.

Để giảm cảm giác khó chịu, hãy uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy và nâng cao đầu khi ngủ, giúp hạn chế dịch chảy xuống họng, cải thiện khả năng thở và giảm ho.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Nguyên nhân gây cảm lạnh và các biện pháp khắc phục

Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến thường xảy ra trong thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các loại virus như Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.
LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

LỢI ÍCH SỨC KHOẺ CỦA XUYÊN BỐI MẪU

Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Xuyên bối mẫu (Fritillariae Cirrhosae Bulbus) nổi tiếng với các đặc tính dược liệu mạnh mẽ. Dưới đây, cùng tìm hiểu về công dụng của Xuyên Bối Mẫu – vị thuốc thần kì này nhé!
Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Gợi ý những loại trái cây giúp tăng hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy chúng ta cần tăng sức đề kháng hàng ngày. Một trong những cách tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên nhất đó là bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh là dấu hiệu của những bệnh lý nào?

Ho đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Người bệnh nên làm gì khi gặp phải triệu chứng ho ra đờm xanh?
Đăng ký trực tuyến