Tổng hợp các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường dùng

Thứ ba, 14/01/2025 | 09:04

Thuốc giảm đau là lựa chọn phổ biến của người bị đau thần kinh tọa, nhưng không phải ai cũng biết dùng đúng cách, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc này và cách sử dụng an toàn, hiệu quả.

01736820564.jpeg
Thuốc giảm đau là lựa chọn phổ biến của người bị đau thần kinh tọa

Tìm hiểu về đau thần kinh tọa

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau thần kinh tọa là cảm giác đau nhức, tê bì dọc theo dây thần kinh tọa, từ thắt lưng qua mông, đùi, cẳng chân đến ngón chân. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người, từ âm ỉ, đột ngột đến dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, thậm chí gây mất cảm giác ở chân.

Nguyên nhân thường gặp gây đau thần kinh tọa là các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc chấn thương cột sống. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, từ điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi đến sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa và lưu ý khi sử dụng

Bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh thường được sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.

Các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường dùng cho giai đoạn cấp tính và trong thời gian ngắn. Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê:

Paracetamol: Thuốc giảm đau nhẹ và vừa, có tác dụng ức chế sự tổng hợp cyclooxygenase và prostaglandin trong hệ thần kinh trung ương, giúp giảm cảm giác đau.

Thuốc chống viêm không steroid: Như naproxen và ibuprofen, giúp giảm đau và viêm hiệu quả. Cần lưu ý khi dùng cho người có bệnh lý nền và nên dùng sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.

Thuốc giảm đau nhóm opioid: Dùng cho các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa và thần kinh, và có nguy cơ gây nghiện, vì vậy chỉ nên dùng khi các thuốc khác không hiệu quả.

11736820564.jpeg
Các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường dùng

Thuốc giãn cơ: Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc này giúp giảm co thắt cơ và thư giãn các cơ bị căng, một triệu chứng thường gặp trong đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, thuốc có nguy cơ gây nghiện và cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Thuốc giảm đau thần kinh: Thường được kết hợp với opioid để tăng hiệu quả giảm đau, đồng thời có tác dụng kiểm soát hội chứng chân không yên và động kinh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các loại thuốc như amitriptyline và nortriptyline giúp kiểm soát cơn đau thần kinh, nhưng cần lưu ý các tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, hạ đường huyết, và tăng nhịp tim.

Thuốc chống co giật: Như pregabalin và gabapentin, giúp giảm tín hiệu đau thần kinh. Tuy nhiên, cần kiên trì sử dụng trong vài tuần để thấy hiệu quả và có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, và tăng cân.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa

Các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa thường được chỉ định khi đã có chẩn đoán lâm sàng và bệnh nhân không cải thiện dù đã nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tại nhà. Thời gian và liều lượng thuốc có thể khác nhau tùy vào từng bệnh nhân. Vì vậy, người bị đau thần kinh tọa cần lưu ý:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa khi chưa có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ và thông báo ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định, vì điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây tác động xấu cho sức khỏe.

Thông tin về các loại thuốc giảm đau thần kinh tọa trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi bệnh nhân có thể có phác đồ điều trị khác nhau, do đó để điều trị hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được thăm khám.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến