Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, kháng sinh là thuốc dùng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, trong đường ruột có hàng tỷ lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng, tổng hợp vitamin và hỗ trợ miễn dịch. Việc sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc không đúng chỉ định có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm giảm lượng vi khuẩn có lợi. Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, hệ tiêu hóa bị mất cân bằng, gây rối loạn.
Rối loạn chức năng tiêu hóa: Sự suy giảm lợi khuẩn khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, mất nước…
Dùng kháng sinh sai cách: Lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng sai liều lượng, sai chỉ định làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ, trong đó phổ biến là rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh, cha mẹ có thể theo dõi tại nhà và áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Đảm bảo giấc ngủ và nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi, điều hòa nội tiết và giảm các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa.
Bù nước và điện giải: Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung dung dịch điện giải nếu cần để phòng tránh mất nước do tiêu chảy.
Tăng cường vận động nhẹ: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời phù hợp giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện tiêu hóa.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, nôn liên tục, khô môi, tiểu ít,… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân rối loạn tiêu hóa. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, có thể kê thuốc hỗ trợ tiêu hóa hoặc bổ sung lợi khuẩn nếu cần thiết.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa đảm bảo phục hồi sức khỏe, vừa không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để giúp con nhanh chóng cải thiện tình trạng.
Dựa trên các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi trẻ dùng kháng sinh đã đề cập, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng các biện pháp sau:
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi uống kháng sinh thường sẽ thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kháng sinh, cha mẹ cần theo dõi sát sao và biết cách xử lý phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột. Sự đồng hành và giám sát của cha mẹ đóng vai trò quan trọng giúp con vượt qua giai đoạn này một cách an toàn.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur