Khi nào trẻ cần uống thuốc tẩy giun và cha mẹ cần lưu ý gì?

Thứ hai, 09/12/2024 | 08:57

Trẻ em dễ mắc giun sán, nhưng nhiều phụ huynh lo lắng về việc dùng thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về độ tuổi phù hợp và một số lưu ý giúp cha mẹ phòng ngừa giun sán cho trẻ.

01733709771.jpeg
Cần cho trẻ uống thuốc tẩy giun vì trẻ dễ mắc giun sán

Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên uống thuốc tẩy giun?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, nhiễm giun sán là bệnh lý phổ biến, lây qua đất ô nhiễm, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ dễ bị nhiễm giun sán khi tiếp xúc với đất nhiễm trứng giun từ phân người, hoặc do thói quen chơi đùa, đi chân đất, ăn đồ sống. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển.

Về câu hỏi “trẻ bao tuổi thì uống thuốc tẩy giun”, các bác sĩ cho biết: WHO khuyến nghị tẩy giun hàng năm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Bộ Y tế cũng cho phép trẻ từ 12 tháng tuổi được tẩy giun, vì Việt Nam là khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán cao. Thuốc tẩy giun không cần kê đơn, phụ huynh có thể mua ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ có nghi ngờ nhiễm giun hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tẩy giun phù hợp và theo dõi để tránh tác dụng phụ. Các bác sĩ khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần từ 12 tháng tuổi để phòng ngừa nhiễm giun sán và bảo vệ sức khỏe trẻ.

Dùng thuốc tây giun cho trẻ cần lưu ý gì?

Hiện nay, thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun, mỗi loại phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi và mức độ nhiễm giun khác nhau. Vì vậy, trước khi cho trẻ sử dụng thuốc tẩy giun, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chọn loại thuốc phù hợp và sử dụng đúng cách, giúp trẻ nhận được hiệu quả tối ưu và giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Về thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị dựa trên loại thuốc và loại giun trẻ nhiễm. Thông thường, thuốc tẩy giun được uống sau bữa ăn, với một liều duy nhất. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tẩy giun bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Những tác dụng phụ này thường hết sau vài ngày, và trẻ sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như mẩn ngứa, mề đay, phát ban hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

11733709771.jpeg
Thuốc tẩy giun có thể gây một số tác dụng phụ cho trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài việc tẩy giun định kỳ, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đi khám nếu gặp phải những triệu chứng sau:

  • Đau bụng, đặc biệt là vùng quanh rốn.
  • Bụng căng phồng.
  • Rối loạn tiêu hóa, phân có lúc lỏng, lúc rắn.
  • Trẻ ăn kém, dễ bị sụt cân và thiếu dinh dưỡng.
  • Trẻ bị thiếu máu, da xanh xao và thường xuyên mệt mỏi.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc.
  • Ngứa hậu môn vào ban đêm.
  • Sức đề kháng yếu.
  • Thiếu linh hoạt.
  • Bé gái bị nhiễm giun sán thường có hiện tượng ngứa và đỏ quanh vùng âm đạo.

Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và xác định nguyên nhân có phải do nhiễm giun sán hay không. Nếu đúng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị kịp thời. Điều trị sớm rất quan trọng vì nếu để lâu, triệu chứng sẽ nặng hơn, tăng nguy cơ giun sán di chuyển vào các cơ quan nội tạng, gây biến chứng và khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Phòng ngừa giun sán như thế nào?

Trẻ nhỏ dễ nhiễm giun sán do thói quen như mút tay, sờ vào đồ vật bẩn, hoặc chơi trên sàn nhà. Trẻ ở vùng nông thôn có nguy cơ cao hơn. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm giun sán, cha mẹ cần lưu ý:

  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và cắt móng tay.
  • Rửa tay và đeo găng tay khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ ăn đồ nấu chín và uống nước đã đun sôi. Rửa sạch trái cây trước khi cho trẻ ăn.
  • Vệ sinh đồ chơi và quần áo của trẻ, đảm bảo khu vực vui chơi sạch sẽ.
  • Nếu sống ở vùng nông thôn, hạn chế cho trẻ chơi gần khu vực trồng trọt và xử lý phân đúng cách.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: thuốc tẩy giun
Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo có lây không và điều trị như thế nào?

Bệnh giời leo (Zona thần kinh) không quá nguy hiểm nhưng nếu chậm điều trị có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh có dấu hiệu gì, có lây không và cách điều trị ra sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến