Ung thư phổi : Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
Thứ sáu, 10/11/2023 | 16:17
Ung thư phổi thường phát triển nhanh chóng và có khả năng di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể, làm cho nó trở thành một trong những dạng ung thư nguy hiểm nhất. Có những dạng ung thư phổi nào và cách điều trị nào được áp dụng để kiểm soát bệnh?
Theo Giảng viên, Bác sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCMcho biết, ung thư phổi là một loại bệnh ung thư phổ biến, khó phát hiện và có tỉ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam, đứng sau ung thư gan, ung thư phổi chiếm vị thứ hai về nguy hiểm đối với cả nam và nữ. Như vậy, để có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm ung thư phổi, các giai đoạn của nó, triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp, và nguyên nhân gây ra bệnh này.
Hiện nay, theo các nghiên cứu, căn bệnh này được phân loại thành hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Nguyên nhân có thể gây ra bệnh ung thư phổi
Nguyên nhân gây ra bệnh:
Hút thuốc lá: 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi do hút thuốc lá, và 4% do tiếp xúc với khói thuốc lá hàng ngày.
Môi trường làm việc: Các yếu tố môi trường như khói bụi và làm việc trong ngành công nghiệp luyện kim (như niken, crom) cũng có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư phổi.
Tiếp xúc với tia phóng xạ: Công việc trong các môi trường như mỏ uranium, fluorspar, và hacmatite có thể đưa người lao động vào tiếp xúc với tia phóng xạ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những biểu hiện của bệnh ung thư phổi
Triệu chứng của bệnh thường bao gồm:
Ho kéo dài không khỏi.
Khó thở, thở ngắn, và có đờm lẫn máu.
Đau ngực.
Gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt sau một thời gian ủ bệnh.
Thở khò khè và đau xương, thậm chí có thể xuất hiện triệu chứng tràn dịch màng phổi.
Ai có khả năng cao bị ung thư phổi
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi bao gồm những người hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc thụ động, có người thân đã từng mắc ung thư phổi, hoặc làm việc trong môi trường có các chất gây ung thư. Đặc biệt, nguy cơ tăng lên theo tuổi, đồng thời cũng tăng theo tần suất và thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi
Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để phòng ngừa bệnh, có thể thực hiện những biện pháp sau:
Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
Cải thiện môi trường sống và làm việc bằng cách nâng cao vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói và bụi.
Thực hiện định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời.
Cách chẩn đoán bệnh ung thư phổi
Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Chụp X-Quang lồng ngực: Phát hiện bệnh sớm.
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Xác định vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u trong phổi.
Lấy sinh thiết: Thực hiện ở vùng khác của phổi, sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi để xác định mức độ bệnh.
Ung thư phổi có điều trị được không?
Các phương pháp điều trị ung thư phổi đa dạng theo giai đoạn của bệnh:
Phẫu thuật loại bỏ khối u: Hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa di căn. Đòi hỏi tình trạng sức khỏe tốt của bệnh nhân.
Điều trị bằng tia xạ: Áp dụng để phá hủy khối u khi chúng còn nhỏ và chưa di căn hoặc để hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Có thể kéo dài sự sống, nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất: Phương pháp phổ biến, đạt hiệu quả 80-90% ở giai đoạn tế bào còn nhỏ. Ở giai đoạn muộn, hóa chất giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.
Điều trị hỗ trợ: Dành cho bệnh nhân giai đoạn cuối, tập trung vào chăm sóc, giảm triệu chứng, và làm giảm đau.
Liệu pháp miễn dịch tự thân: Đột phá trong điều trị, bao gồm ung thư phổi, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sống.
Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.