Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Thứ tư, 08/11/2023 | 11:22

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thường liên quan đến vấn đề về cột sống và xương khớp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp cải thiện khả năng phục hồi và ổn định cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tình trạng này.

01699417743.jpeg
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thường liên quan đến vấn đề về cột sống và xương khớp

Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đĩa đệm, nằm giữa các đốt sống và bao gồm một lớp vỏ bên ngoài và một nhân nhầy bên trong, đóng vai trò quan trọng trong việc chịu áp lực và đảm bảo tính linh hoạt của cột sống.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí bình thường và tạo áp lực lên các rễ thần kinh. Điều này có thể dẫn đến tê bì và đau đớn. Thoát vị đĩa đệm thường xuất phát từ sự va đập hoặc do sự thoái hóa, nứt, hoặc rách của đĩa đệm, và có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cột sống. Thường thì, triệu chứng thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng và bao gồm cảm giác đau lan tỏa từ lưng xuống chân (gọi là đau dây thần kinh tọa).

Vì sao xảy ra thoát vị đĩa đệm?

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Lao động cường độ cao, sai tư thế hoặc vận động quá mức, dẫn đến tổn thương cho đĩa đệm và cột sống.
  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa có thể gây mất nước và thoái hóa đĩa đệm, làm tăng nguy cơ tổn thương.
  • Chấn thương ở khu vực lưng.
  • Các bệnh lý bẩm sinh như gù vẹo hoặc thoái hóa cột sống.
  • Yếu tố di truyền.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ bổ sung gồm:

  • Cân nặng của cơ thể: Người có cơ thể nặng thường đối diện với áp lực lớn hơn lên đĩa đệm của họ, đặc biệt ở khu vực thắt lưng.
  • Nghề nghiệp: Những người thường phải thực hiện công việc đòi hỏi lao động cường độ cao, nâng vác nặng, hoặc thường xuyên ở trong tư thế không tốt thường có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.

Những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

11699417743.jpeg
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Đau nhức ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ, chân tay, và vùng lưng. Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài một thời gian dài. Tình trạng đau thường trở nặng hơn khi thực hiện các hoạt động vận động.
  • Triệu chứng tê bì ở tay và chân do nhân nhầy đĩa đệm gây chèn ép vào rễ thần kinh. Tê bì có thể bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa xuống mông, đùi, bên chân, và gót chân.
  • Yếu cơ và bại liệt: Đây là biểu hiện nếu bệnh thoát vị đĩa đệm đã phát triển sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc vận động và dần dần mất khả năng đi lại. Có thể dẫn đến sự suy yếu và teo cơ, thậm chí là bại liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, cũng có trường hợp thoát vị đĩa đệm mà không có triệu chứng gì rõ ràng.

Khi bất kỳ triệu chứng sau xuất hiện, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bại liệt một phần hoặc hoàn toàn, hội chứng đuôi ngựa, suy yếu cơ, và rối loạn cơ vòng đường tiểu.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Điều trị bảo tồn: Chú trọng vào việc duy trì tư thế thích hợp, tránh tư thế gây đau và tuân thủ kế hoạch luyện tập. Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, và corticoid đường tiêm để giảm triệu chứng đau và viêm.
  • Vật lý trị liệu: Cân nhắc điều trị vật lý nếu bệnh nhân không thấy giảm triệu chứng trong vài tuần với điều trị bảo tồn. Các phương pháp này bao gồm các liệu pháp như kéo nắn xương khớp, châm cứu, mát-xa, và yoga.
  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét nếu điều trị bảo tồn không giúp giảm triệu chứng sau 6 tuần và bệnh nhân có các biểu hiện nghiêm trọng như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, và mất kiểm soát cơ vòng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị bao gồm hạn chế hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, và tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Ngoài ra, bệnh nhân cần đến bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nặng hơn như tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện, hoặc yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tránh nằm quá nhiều và thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng để hạn chế cứng khớp và yếu cơ do nằm quá lâu.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến