Viêm bàng quang : nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị

Thứ hai, 13/11/2023 | 16:08

Viêm bàng quang là một trong những vấn đề phổ biến tại hệ thống đường tiết niệu và có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm bàng quang trong bài viết dưới đây!

Viêm bàng quang là một trong những bệnh về đường tiết niệu phổ biến
Viêm bàng quang là một trong những bệnh về đường tiết niệu phổ biến

Tổng quan về Bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là gì?

Theo các Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh viêm bàng quang là một loại nhiễm trùng cấp tính xuất phát từ vi khuẩn trong bàng quang. Đây là một bệnh lý phổ biến, chiếm hơn 50% tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu. Trong nhiều trường hợp, bệnh này có thể tái phát đặc biệt trong khoảng thời gian dài. Nguyên nhân của viêm bàng quang cũng có thể bắt nguồn từ sử dụng một số loại thuốc, xạ trị, hoặc là kết quả của các bệnh lý khác.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là viêm đại bể thận có thể dẫn đến tình trạng suy thận. Tuy nhiên, với sự điều trị đúng đắn, có thể giảm thiểu các biến chứng của viêm bàng quang. Phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với các trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn là sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp viêm bàng quang có nguyên nhân khác, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

Nguyên nhân của bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang và nhiễm khuẩn tiết niệu thường có nguồn gốc chủ yếu từ vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài qua niệu đạo. Hệ tiết niệu bình thường được thiết kế để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời nước tiểu cũng có khả năng chống lại vi khuẩn và ức chế sự sinh sản của chúng. Tuy nhiên, khi cơ thể giảm đề kháng, suy yếu hoặc niệu đạo bị tổn thương, vi khuẩn có cơ hội tận dụng và gây ra bệnh.

Các nguyên nhân gây ra viêm bàng quang bao gồm:

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn:

  • Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm bàng quang.
  • Escherichia coli (E. coli) là vi khuẩn thường gặp nhất.
  • Ngoài E. coli, các loại vi khuẩn khác như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng, hoặc trực khuẩn mủ xanh cũng có thể gây ra viêm bàng quang.

Nguyên nhân khác gây nhiễm trùng bàng quang:

  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Sử dụng một số loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide.
  • Tiếp xúc với xạ trị, đặc biệt là xạ trị khu vực khung chậu.
  • Đặt ống thông tiểu.
  • Sử dụng hóa chất, như xà phòng tạo bọt trong bồn tắm, sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng xịt hoặc kem diệt tinh trùng.

Viêm bàng quang do biến chứng của các bệnh khác:

Liên quan đến các bệnh khác như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc tổn thương tủy sống.

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang

11699867081.jpeg
Các dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dấu hiệu của bệnh Viêm bàng quang thường bao gồm những triệu chứng sau đây:

  • Tiểu có máu, có mùi kháng thể hoặc nước tiểu đục
  • Tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần với một lượng ít nước tiểu
  • Cảm thấy đau hoặc nóng rát mỗi khi khi đi tiểu
  • Luôn có cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức
  • Đau phía dưới bụng
  • Đau ở giữa lưng hoặc cả 2 bên lưng
  • Trẻ em có thể tiểu đêm vào ban ngày
  • Có thể xuất hiện sốt nhẹ

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm bàng quang có thể dẫn đến các biến chứng gây tổn thương thận vĩnh viễn, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ, vì các triệu chứng thường ít được phát hiện hoặc có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Phương pháp điều trị cho bệnh Viêm bàng quang

Quá trình điều trị bệnh viêm bàng quang phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh.

1. Đối với viêm bàng quang do vi khuẩn:

Sử dụng kháng sinh là lựa chọn chủ yếu, với các loại như amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

Trong trường hợp nhiễm lần đầu, kháng sinh thường được kê đơn trong khoảng ba ngày đến một tuần.

Nếu có sự tái phát, việc sử dụng kháng sinh có thể kéo dài hơn (15-20 ngày).

Trường hợp viêm bàng quang nặng cần thiết điều trị tại bệnh viện vì các vi khuẩn thường kháng thuốc.

2. Đối với viêm bàng quang do các nguyên nhân khác:

Nếu bệnh là do hóa chất, tránh tiếp xúc với chất gây viêm để giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát.

Trong trường hợp viêm bàng quang do xạ trị hoặc thuốc, sử dụng thuốc để giảm triệu chứng hoặc tăng cường việc uống nước để loại bỏ chất kích thích bàng quang.

Nếu viêm bàng quang là biến chứng của bệnh khác, điều trị bệnh cơ bản, tăng cường hệ miễn dịch và tránh các yếu tố gây nguy cơ.

3. Điều trị hỗ trợ:

Sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm trên vùng bụng để giảm cảm giác căng tức và đau bàng quang.

Uống đủ nước để hỗ trợ quá trình đào thải và giảm cảm giác kích thích bàng quang.

Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và thực phẩm cay nồng, vì chúng có thể gây kích thích và làm tăng cảm giác không thoải mái trong bàng quang.

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm bàng quang. Nếu còn dấu hiệu bất thường hoặc bất kì thắc mắc nào có thể đến gặp bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm bàng quang
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đăng ký trực tuyến