Viêm hang vị dạ dày - Nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày
Thứ tư, 20/11/2024 | 09:07
Viêm hang vị dạ dày chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tái phát và kéo dài. Ngoài ra, viêm hang vị dạ dày còn có thể phát triển thành ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
Theo Cô Lê Anh Đào - Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, hang vị dạ dày nằm từ bờ cong nhỏ dạ dày đến lỗ môn vị, có kích thước khoảng từ 3cm đến 5cm. Chức năng chính của hang vị là giúp nghiền nhỏ thức ăn, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Vì thường xuyên chứa thức ăn, khu vực này dễ bị viêm nhiễm.
Viêm hang vị dạ dày là như thế nào?
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương ở vùng hang vị của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày, vốn mỏng manh, có chức năng bảo vệ thành dạ dày khỏi các tác nhân gây hại như acid dạ dày. Khi lớp niêm mạc này bị kích thích hoặc tổn thương, nó tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát sinh.
Viêm hang vị dạ dày có thể tái phát nhiều lần và diễn biến kéo dài nếu không được điều trị triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Triệu chứng bệnh viêm hang vị dạ dày
Triệu chứng của viêm hang vị dạ dày có thể khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến thường gặp bao gồm:
Đau vùng thượng vị.
Cảm giác đầy bụng và nóng rát ở vùng thượng vị.
Ợ chua hoặc ợ hơi.
Ăn không ngon miệng, chán ăn.
Buồn nôn và nôn ói.
Các yếu tố tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP
Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập và tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này phát triển âm thầm, làm tăng nồng độ acid dạ dày và thay đổi môi trường niêm mạc hang vị, dẫn đến viêm.
Tác dụng phụ của thuốc chống viêm NSAID
Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung - Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có viêm hang vị dạ dày. Vì vậy, trước khi sử dụng các loại thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Stress và trầm cảm
Stress và trầm cảm là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày. Mạng lưới dây thần kinh trong ruột có thể liên kết với hệ thần kinh trung ương, do đó, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt mất cân đối
Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu cân đối có thể làm tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày, đặc biệt khi tiêu thụ thức ăn cay nóng, khó tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày, gây viêm. Thêm vào đó, ngủ không đủ giấc hoặc thức khuya có thể làm gia tăng căng thẳng, trầm cảm và gián tiếp làm tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày.
Điều trị viêm hang vị dạ dày như thế nào?
Dùng thuốc
Đối với trường hợp viêm hang vị do nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân thường được chỉ định dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Phác đồ điều trị kéo dài khoảng 14 ngày, kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày trong ít nhất 2 tháng.
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt khi điều trị viêm hang vị dạ dày
Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân viêm hang vị cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Cụ thể, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên ưu tiên rau quả màu sẫm và hạn chế tối đa rượu, bia, cũng như các chất kích thích khác.
Phòng ngừa viêm hang vị dạ dày như thế nào?
Để phòng ngừa viêm hang vị dạ dày hiệu quả, việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng. Cụ thể, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Xây dựng lịch sinh hoạt khoa học, tránh căng thẳng, hạn chế chất kích thích và ngủ đủ giấc.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày để duy trì sự sạch sẽ.
Làm sạch môi trường sống xung quanh.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có thể kích thích niêm mạc dạ dày như đồ cay nóng, thức ăn hoặc đồ uống chứa nhiều caffein, rượu và bia.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm NSAID mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc nhỏ tai cho trẻ, phụ huynh cần tránh tự ý thực hiện mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
Các thảo dược như hành tím, tỏi, gừng, mật ong và giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp ức chế vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Ít ai biết rằng, đằng sau vẻ đẹp giản dị ấy, công dụng của hoa thiên lý tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ việc hỗ trợ giấc ngủ, thanh nhiệt, đến cải thiện tiêu hóa, loài hoa này xứng đáng được coi là một thảo dược tự nhiên đa năng.
Hiện nay, ngoài viên nang, viên nén và hỗn dịch, nhiều loại được bào chế thuốc dạng viên sủi, như paracetamol giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.