Loét dạ dày tá tràng : Các biểu hiện, nguyên nhân và cách chẩn đoán

Thứ hai, 30/09/2024 | 09:54

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột và thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến loét dạ dày?

01727665285.jpeg
Loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý thường gặp

Nguyên nhân nào gây ra loét dạ dày tá tràng?

Theo chia sẻ từ Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, loét, Người mắc loét dạ dày tá tràng khi acid dạ dày tiết ra làm mòn niêm mạc bên trong dạ dày hoặc tá tràng, gây ra các vết loét, dẫn đến đau và chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Nhiễm khuẩn H.P: Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, vi khuẩn H.P là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng, gây viêm và kích ứng niêm mạc dẫn đến loét. H.P có thể lây qua hôn hoặc dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh.

Dùng thuốc giảm đau chống viêm thường xuyên: Một số thuốc giảm đau và chống viêm có tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành loét. Theo Mayo Clinic, nguy cơ loét dạ dày tá tràng tăng ở những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau như:

  • Người trên 60 tuổi.
  • Đã từng mắc loét dạ dày tá tràng.
  • Người sử dụng NSAID cùng với các loại thuốc khác như steroid, thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị loãng xương,...

Ngoài các nguyên nhân chính, hút thuốc, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng và căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Theo Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sự hình thành vết loét.

Loét dạ dày tá tràng có thể gây ra những biến chứng gì?

11727665285.jpeg
Loét dạ dày tá tràng dễ tái phát sau khi điều trị và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mặc dù loét dạ dày tá tràng có thể điều trị khỏi, nhưng bệnh lại dễ tái phát và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:

  • Chảy máu dạ dày hoặc tá tràng: Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bệnh nhân đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu, cần nhanh chóng nhập viện để điều trị cầm máu và truyền máu.
  • Thủng dạ dày: Các vết loét có thể xâm lấn sâu, gây thủng thành dạ dày hoặc ruột non, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong ổ bụng, còn được gọi là viêm phúc mạc.
  • Tắc nghẽn hệ tiêu hóa: Loét dạ dày có thể cản trở thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa, gây tắc nghẽn, dẫn đến cảm giác no nhanh, buồn nôn, chán ăn và sụt cân.
  • Ung thư dạ dày: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, loét dạ dày tá tràng có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng có những triệu chứng nào?

Nhiều người mắc loét dạ dày tá tràng mà không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp khi mắc loét dạ dày tá tràng:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát, cơn đau có thể nặng hơn giữa các bữa ăn, vào ban đêm, hoặc sau khi ăn.
  • Cảm giác căng tức hoặc chướng bụng.
  • Ợ hơi, ợ nóng.
  • Buồn nôn.

Loét dạ dày tá tràng có thể gây ra chảy máu từ vết loét, với các biểu hiện như:

  • Nôn ra máu đỏ hoặc đen.
  • Phân có máu đen hoặc phân màu đen.
  • Cảm giác choáng váng hoặc ngất.
  • Da xanh xao, thiếu máu.
  • Khó nuốt kéo dài.
  • Sờ thấy cục cứng ở bụng.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.

Nếu bạn gặp các triệu chứng trên kèm theo nôn ra máu, phân có màu đen hoặc cảm thấy chóng mặt, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng, tìm nguyên nhân và phát hiện biến chứng:

  • Kiểm tra vi khuẩn H.P: Thông qua test hơi thở (nuốt ure đặc biệt, kiểm tra CO2) hoặc xét nghiệm phân để phát hiện vi khuẩn.
  • Nội soi: Quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày, ruột non để xác định tổn thương. Nếu nghi ngờ ung thư, mẫu mô sẽ được lấy để sinh thiết.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang đường tiêu hóa trên sau khi bệnh nhân nuốt bari để xác định loét hoặc biến chứng.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Viêm da cơ địa do cơ địa dị ứng và rối loạn miễn dịch gây ra, dù không nguy hiểm nhưng có thể gây ngứa rát, khó chịu. Trong trường hợp nặng, thuốc bôi đặc trị là giải pháp hiệu quả.
Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Lợi ích của Ngọc Nữ Biển đối với sức khoẻ

Ngọc Nữ Biển là một vị thuốc được sử dụng trong đông y có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng, đau dây thần kinh hông,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của dược liệu này nhé.!
Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Lợi ích của Râu rồng đối với sức khoẻ

Râu rồng là một loại thảo mộc thường được dùng trong Đông y điều trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương, đau lưng do phong thấp hoặc đau dây thần kinh tọa,…Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của Râu rồng nhé.!
Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Lợi ích của cây Đơn kim đồi với sức khoẻ

Đơn kim là vị thuốc quý được sử dụng trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, trĩ và sốt rét,…Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của đơn kim nhé.!
Đăng ký trực tuyến