Viêm mi mắt là gì và cách điều trị

Thứ tư, 10/07/2024 | 11:10

Viêm mi mắt không phải là bệnh nguy hiểm nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bị. Việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp điều trị là rất quan trọng để giảm thiểu sự bất tiện và nguy cơ biến chứng.

01720585071.jpeg
Viêm mi mắt không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Viêm mi mắt là như thế nào?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, viêm mi mắt là tình trạng viêm và nhiễm trùng tại mi mắt do nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc các tác nhân môi trường và thói quen trang điểm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi người, đặc biệt là người cơ địa dị ứng, sống trong môi trường ô nhiễm, và thường xuyên trang điểm.

Các dấu hiệu của viêm mi mắt gồm có:

  • Mi mắt ngứa, sưng đỏ, gỉ hoặc vảy nhờn.
  • Khô mắt, chảy nước mắt nhiều.
  • Cảm giác cộm xốn ở mắt.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Lông mi dính vào nhau, giòn và dễ gãy rụng.

Phương pháp điều trị viêm mí mắt tại nhà

Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm mi mắt tại nhà có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:

  • Thực hiện chớp mắt: Đây là một bài tập đơn giản nhưng hiệu quả để giảm nhức mỏi và khô mắt. Khi làm việc lâu với máy tính hoặc đọc sách, hãy tạm ngưng và chớp mắt khoảng 20-30 lần. Thực hiện bài tập này bốn lần mỗi ngày giúp giảm bớt mỏi mắt và kích ứng.
  • Vệ sinh mắt: Để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm ít nhất 3 lần/ngày trong 3-5 ngày hoặc đến khi triệu chứng giảm. Dùng bông tẩy trang nhẹ nhàng để lau sạch các dịch tiết và tế bào chết quanh vùng mi mắt.
  • Tẩy tế bào chết ở mi mắt: Dùng bông tẩy trang hoặc băng gạc ngâm vào nước ấm, sau đó vắt khô và áp lên mi mắt để loại bỏ tế bào chết. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho vùng da xung quanh mi mắt sạch và thông thoáng.
  • Bổ sung axit béo omega-3: Omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng nhiễm trùng mắt. Các nguồn omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh, quả óc chó và đậu nành có thể cân bằng dưỡng chất cần thiết cho mắt. Trước khi bổ sung từ dạng viên uống hoặc chất bổ sung khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị viêm mi mắt theo y khoa

Ngoài những cách điều trị tại nhà đã đề cập ở trên, bạn cần tuân theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bao gồm:

Thuốc bôi mi mắt:

Thuốc mỡ chứa kháng sinh được bác sĩ chỉ định bôi vào viền mi mắt trước khi đi ngủ để chống viêm và nhiễm trùng. Hãy tuân thủ liều dùng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Thuốc nhỏ mắt:

11720585071.jpeg
Thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng để điều trị viêm mi mắt

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, đặc biệt quan trọng trong điều trị viêm mi mắt, thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cần sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.

Uống kháng sinh:

Viêm mi mắt nặng có thể gây ra biến chứng như rosacea, trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như minocycline, tetracycline hoặc doxycycline để uống. Tuân thủ liều dùng trong ít nhất 30 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Thuốc Corticosteroid:

Được sử dụng ít khi trong điều trị viêm mi mắt, thuốc Corticosteroid có thể được cân nhắc nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Hãy tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ để điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Phòng ngừa viêm mi mắt như thế nào?

Phương pháp phòng ngừa viêm mi mắt

Để phòng ngừa viêm mi mắt và các bệnh lý viêm nhiễm khác tại mắt, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa mặt và vệ sinh mắt hàng ngày, đặc biệt là sau khi ngủ dậy và khi ra ngoài về. Dùng nước sạch để vệ sinh mắt, rửa mặt.
  • Rửa tay sạch sẽ và hạn chế việc chạm, gãi hoặc dụi mắt.
  • Giữ móng tay gọn gàng để tránh làm trầy xước hoặc gây viêm nhiễm mi mắt.
  • Hạn chế sử dụng trang điểm cho mắt, đặc biệt là đeo mi giả nếu bạn dễ dị ứng hay kích ứng.
  • Hạn chế đeo kính áp tròng lâu, đặc biệt là đeo qua đêm.
  • Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ trang điểm và kính áp tròng.
  • Bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, khói bụi bằng cách đeo kính râm hoặc kính bảo hộ.
  • Không chia sẻ thuốc nhỏ mắt, khăn lau mặt và vật dụng cá nhân với người khác.
  • Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường như viêm mi mắt hoặc đau mắt đỏ, bạn nên đi khám mắt ngay.

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: viêm mi mắt
Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Có nên sử dụng viên uống bổ mắt? Những điều cần biết

Để bảo vệ mắt và ngăn ngừa các vấn đề về thị lực, nhiều người lựa chọn sử dụng viên uống bổ mắt. Để nắm vững công dụng và cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến