Tìm hiểu về công dụng và giá của thuốc Acemuc

Chủ nhật, 10/09/2023 | 16:25

Acemuc (acetylcystein) là thuốc điều trị hô hấp thường được kê trong các trường hợp: Ho có đờm, thở khò khè,… Thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải cứ lúc nào trẻ ho, khò khè đều có thể sử dụng Acemuc (aceylcystein). Bạn đã thực sự hiểu Acemuc là thuốc gì?

01694338221.jpeg

Acemuc 200 mg viên nang cứng

Thành phần hoạt chất: acetylcystein.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Mitux E, ACC 200, Exomuc.

Thuốc Acemuc là thuốc gì và được dùng ở những dạng nào?

Theo các Dược sĩ Đại học đang làm việc tại các nhà thuốc cho biết, thuốc Acemuc thuộc nhóm thuốc long đờm, có hoạt chất acetylcysteine với tác dụng làm tiêu chất nhầy trong các các bệnh hô hấp có đờm nhầy đặc quánh.

Các dạng bào chế của thuốc Acemuc gồm có:

  • Thuốc cốm: hàm lượng Acemuc 100 mg và 200 mg.
  • Viên nang cứng Acemuc 200 mg.

Tác dụng của thuốc Acemuc

Không phải trong tất cả trường hợp ho, khò khè đều có thể sử dụng Acemuc, ta cần biết chính xác Acemuc điều trị bệnh gì để sử dụng cho hợp lý. Các trường hợp cần chỉ định Acemuc gồm các bệnh phế quản và xoang, đặc biệt nhất là:

  • Viêm phế quản cấp.
  • Giai đoạn cấp của bệnh phế quản – viêm phổi mạn tính.

Ngoài ra, với thành phần hoạt chất là acetylcystein, thuốc Acemuc còn có tác dụng khác là giải độc paracetamol.

Chống chỉ định

Dưới đây là một số trường hợp không được sử dụng Acemuc, nếu dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe:

  • Không dùng khi bệnh nhân bị phenylceton niệu.
  • Bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

Giá thuốc Acemuc bao nhiêu tiền?

Thuốc lòng đờm Acemuc 200 mg hộp 30 gói, có giá:

  • 2.600₫ / Gói.
  • 78.000₫ / Hộp.

Acemuc 100 mg hộp 30 gói, có giá:

  • 1.900₫ / Gói.
  • 57.000₫ / Hộp.

Thuốc lòng đờm Acemuc 200 mg hộp 30 viên

  • 2.500₫ / Viên.
  • 75.000₫ / Hộp.

Liều dùng thuốc Acemuc

Liều dùng thuốc Acemuc được bác sĩ hướng dẫn như sau:

Đối với dạng cốm hòa tan hàm lượng 200 mg:

  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em 2 – 7 tuổi: 1 gói x 2 lần/ngày.

Đối với dạng cốm hòa tan hàm lượng 100 mg:

  • Trẻ em 2 – 7 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày.

Đối với viên nang 200 mg:

  • Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, thông thường là 5 – 10 ngày trong giai đoạn cấp. Trong trường hợp bệnh hô hấp mạn tính và dùng thuốc kéo dài, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách dùng thuốc Acemuc

Đối với dạng viên nén, uống trực tiếp với nước như các loại thuốc viên thông thường khác theo liều dùng của bác sĩ.

Đối với dạng thuốc dạng cốm hòa tan, cứ mỗi gói hòa với khoảng nửa ly nước rồi uống trực tiếp. Để giúp phân giải tốt thuốc Acemuc bạn có thể uống nhiều nước sau đó, có thể kết hợp vỗ rung để làm loãng đờm và dễ dàng tống đờm ra ngoài.

Những điều bạn cần lưu ý

Khi sử dụng thuốc Acemuc cần lưu ý những điều sau:

  • Thuốc cốm pha xong phải uống ngay.
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải uống nhiều nước góp phần làm loãng đờm, giúp hỗ trợ tác dụng tiêu đờm của acetylcestein.
  • Đặc biệt, không nên cố gắng kiềm chế cơn ho, hoặc sử dụng thuốc ức chế ho khi ho có đờm.
  • Hoạt chất Acetylcysteine có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm xác định salicylates máu, ketone niệu.

Thận trọng khi dùng thuốc ở những đối tượng:

  • Hen phế quản.
  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Xơ gan.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có được dùng Acemuc không?

Phụ nữ mang thai: chưa có bằng chứng cho thấy Acemuc an toàn đối với phụ nữ có thai. Nên đối với nhóm đối tượng đặc biệt này chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ cho con bú: thuốc dùng an toàn cho người nuôi con bằng sữa mẹ.

Tác dụng phụ của thuốc Acemuc

11694338221.jpeg

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng lưu ý, một số tác dụng phụ ta có thể gặp phải khi sử dụng Acemuc:

  • Rối loạn tiêu hoá: đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy. Khi xuất hiện các triệu chứng này cần giảm liều cho bệnh nhân.
  • Nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa.
  • Tuy không phổ biến nhưng bệnh nhân có thể đau đầu, ù tai, hạ huyết áp.

Khi thấy bất cứ triệu chứng, dấu hiệu lạ nào xuất hiện cần báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thuốc Acemuc tương tác với những thuốc nào?

Cần lưu ý khi phối hợp Acemuc với các thuốc trị ho khác đặc biệt là các thuốc ho có hoặc không có giảm bài tiết phế quản như atropin.

Không nên trộn Acemuc dạng bột với các sản phẩm khác.

Các thử nghiệm cho thấy khi trộn kháng sinh cephalosporin và acetylcysteine, có một mức độ làm mất hoạt tính của kháng sinh. Nên thận trọng, khi dùng kháng sinh cần uống ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng acetylcystein.

Sử dụng đồng thời nitroglycerin và Acemuc (acetylcystein) gây hạ huyết áp đáng kể và dẫn đến giãn động mạch thái dương và có thể khởi phát đau đầu.

Nếu phải dùng đồng thời nitroglycerin và acetylcystein, bệnh nhân cần được theo dõi và cảnh báo về tình trạng hạ huyết áp có thể trầm trọng và kèm theo đau đầu.

Làm gì trong trường hợp quá liều

Khi dùng thuốc quá liều bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau đây: tụt huyết áp, ức chế hô hấp, co thắt phế quản, tán huyết, đông máu rải rác, và suy thận.

Xử trí

Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay và cần đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Bảo quản thuốc Acemuc như thế nào?

Khi bảo quản thuốc Acemuc cần chú ý những điều sau:

  • Cần bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30°C, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Tránh xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.
  • Tránh vứt thuốc vào bồn cầu, đường ống dẫn nước. Hãy bỏ thuốc quá hạn sử dụng đúng các theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chỉ dẫn ghi trên bao bì.

Qua bài viết trên, tổng hợp tin tức y tế hi vọng rằng đã cung cấp đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về thuốc Acemuc. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng, tự ý sử dụng Acemuc cho con. Khi trẻ bị các vấn đề: ho, khó thở, khò khè,… cha mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Từ khóa: Acemuc
Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ Nâu – Vị Thuốc quý từ vùng cao

Củ nâu, nổi bật với nhựa đỏ đặc trưng, không chỉ được sử dụng để nhuộm vải thổ cẩm mà còn là vị thuốc dân gian quý. Với vị ngọt nhẹ, tính hàn, không độc, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, sát trùng, hoạt huyết và chỉ thống.
8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

8 loại thực phẩm tốt cho người bị “viêm tuyến tụy”

Tuyến tụy là bộ phận quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin giúp điều hoà lượng đường trong máu. Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng và chữa lành viêm tuyến tụy và tránh các bệnh liên quan đến tụy khác.
6 thực phẩm 'kháng sinh tự nhiên' tốt hơn thuốc

6 thực phẩm "kháng sinh tự nhiên" tốt hơn thuốc

Kháng sinh tự nhiên từ thực vật được sử dụng như một giải pháp thay thế cho thuốc kháng sinh tổng hợp để tránh tác dụng phụ trên cơ thể và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản nên uống thuốc gì? Sử dụng như thế nào?

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn giọng, mất tiếng mà còn có thể dẫn đến hẹp đường thở, viêm phổi. Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy khi bị viêm thanh quản, người bệnh nên dùng thuốc gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Đăng ký trực tuyến