Ampicillin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn, viêm màng não và thương hàn.
Ampicillin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn, viêm màng não và thương hàn.
Ampicillin là thuốc điều trị bệnh lý do nhiễm vi khuẩn
Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ampicillin là thuốc kháng sinh nhóm penicillin, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn, từ đó ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn, cuối cùng làm cho vi khuẩn tự phân hủy và bị tiêu diệt.
Phổ kháng khuẩn:
Ampicillin có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng diệt khuẩn trên cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus không sinh men penicilinase; Streptoccoccus không sinh men penicilinase, Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, Streptococcus viridans, Pneumococcus, các tụ cầu khuẩn Enterococci, Bacillus anthracis, Bacillus cereus. Tuy nhiên, Ampicillin cho hiệu quả trên Streptococcus beta tan huyết và Pneumococcus thấp hơn benzyl penicilin.
Vi khuẩn Gram âm:
Ampicilin tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram âm như Meningococcus (Neisseria meningitidis), Gonococcus (Neisseria gonorrhoeae). Một số vi khuẩn Gram âm đường ruột như Escherichia coli (E. coli), Proteusmirabilis, Shigella, Salmonella, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae và Haemophilus ducreyi.
Ampicilin không đáp ứng hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn Gram âm như: Pseudomonas, Proteus, Klebsiella. Ampicilin cũng không tác dụng trên những vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides gây áp xe và các vết thương nhiễm khuẩn trong khoang bụng.
Vi khuẩn kháng thuốc:
Hiện nay, thuốc kháng sinh nhóm penicillin được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nhiều trên lâm sàng, hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc của nhóm penicillin đã tăng lên. Cơ chế đề kháng thuốc nhóm penicillin của vi khuẩn thông qua nhiều bước đột biến khác nhau như gắn vào PBP (Penicillin-Binding Proteins), enzyme chuyển hóa peptide (tranpeptidase) của màng tế bào chất, tham gia trong phase cuối của sự tổng hợp peptidoglycan hoặc ức chế sự chuyển hóa peptide hoặc thải trừ hoặc bất hoạt một chất ức chế sự hoạt hóa các men autolysine, men hydrolases.
Một số chủng vi khuẩn kháng thuốc nhóm penicillin như: Staphylococcus aureus, Acinetobacter alcaligenes, Moraxella catarhhalis tạo ra beta-lactamase Legionella, Morganella morganii, Proteus rettgeri, Proteus valgaris, , Campylobacter, Citrobacter freundii, Citrobacter koseri, Enterobacter Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Providencia, Pseudomonas, Seratia, Yersinia enterocolitica.
Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa Ampicilin và Amoxicilin và giữa các kháng sinh khác trong nhóm penicillin đã xảy ra. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp xảy ra đề kháng chéo với Ampicilin như Escherichia coli, Salmonella typhi, Acinetobacter spp., các vi khuẩn đường ruột khác như Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia; Streptococcus spp., Enterococcus spp. và các chủng trực khuẩn Gram âm khác Achromobacter Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella; Các chủng Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae đã kháng ngày càng nhiều.
Ampicillin được sản xuất trên thị trường với dạng Ampicillin trihydrate, thuốc tiêm dạng Ampicillin natri. Hàm lượng của thuốc được tính theo Ampicillin khan.
Viên nang cứng: 250 mg, 500 mg.
Bột pha tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền: Lọ 125 mg, 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 10 g.
Viên nén bao phim phối hợp: 220 mg Ampicillin và 147 mg Sulbactam; 440mg Ampicillin và 294mg Sulbactam.
Thuốc bột pha tiêm, tiêm truyền 1,5 g: Unasyn 1,5 g chứa 1000mg Ampicillin và 500mg Sulbactam.
Brand name:
Generic: Ampicillin 250mg, Ampicillin capsules, Ampicillin capsules 500mg, Ampicillin capsules BP 500mg, Ampicillin MKP 500, Ampicillin sodium for Inj 1g, Ampicillin Sodium for injection BP 1gm, Ampimarksans 500, Famacin 500 mg, Franpicin 500mg, Harbin Ampicillin, Seachic, Senitram 1,8g, Servicillin 500mg, Standacillin 500 mg, Trozal 500mg, Unapi, Zentopicil 1g, Ampicillin, Omnipen, Omnipen-N, Servicillin, Standacillin, Ampica, Ampica 250 mg, Ampicilin 1g, Ampicilin 250 mg, Ampicilin 500, Ampicilin 500 mg, Ampicilin VCP, Ampicillin, Ampicillin 1g.
Viêm màng não ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện sốt cao liên tục và co giật
Cách dùng:
Ampicilin dạng trihydrat được dùng đường uống. Thức ăn làm giảm hấp thu và giảm hiệu quả của Ampicilin. Uống thuốc xa bữa ăn. Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Ampicilin dạng muối natri được dùng đường tiêm.
Liều dùng:
Người lớn: Liều uống thường 0,25 g – 1 g/lần, cách 6 giờ uống một lần. Bệnh nặng, có thể uống liều 6 – 12 g/ngày, chia nhiều lần.
Điều trị lậu không biến chứng: Liều uống là 2,0 – 3,5 g/lần, kết hợp với 1 g probenecid, uống 1 liều duy nhất. Liều đường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch gián đoạn thật chậm từ 3 – 6 phút với liều 0,5 – 2 g/lần, cách 4 – 6 giờ tiêm lần, hoặc truyền tĩnh mạch một lần.
Điều trị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn: Liều tiêm 8 – 14 g hoặc 150 – 200 mg/kg, tiêm làm nhiều lần cách nhau 3 – 4 giờ/lần.
Trẻ em có cân nặng dưới hoặc bằng 40 kg:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da: Uống liều 25 – 50 mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ uống một lần.
Viêm đường tiết niệu: Uống liều 50 – 100 mg/kg/ngày, cách 6 giờ/lần.
Nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn: Tiêm liều 100 – 200 mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ cách 3 – 4 giờ/lần, bắt đầu bằng liều tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày và sau đó tiếp tục bằng tiêm bắp.
Trẻ sơ sinh nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuần tuổi: Tiêm liều 25 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách 12 giờ tiêm một lần (đối với trẻ cân nặng dưới hay bằng 2 kg thể trọng) hoặc 8 giờ tiêm một lần (đối với trẻ trên 2 kg thể trọng).
Trẻ sơ sinh > 1 tuần tuổi: Tiêm liều 25 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, cách 8 giờ tiêm một lần (đối với trẻ cân nặng dưới hay bằng 2 kg thể trọng) hoặc 6 giờ tiêm một lần (đối với trẻ trên 2 kg thể trọng) để điều trị nhiễm khuẩn ngoài viêm màng não.
Viêm màng não ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: Tiêm tĩnh mạch liều 100 – 300 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần phối hợp với gentamicin tiêm bắp.
Thời gian điều trị: Phụ thuộc vào loại và mức độ nhẹ nặng của nhiễm khuẩn. Ampicilin được điều trị tiếp tục ít nhất 48 – 72 giờ sau khi người bệnh hết triệu chứng. Đối với bệnh lậu thời gian điều trị kéo dài hơn.
Người bệnh suy thận:
Độ thanh thải creatinin ³ 30 ml/phút: Dùng liều như liều thông thường ở người lớn.
Độ thanh thải creatinin £ 10 ml/phút: Dùng liều thông thường nhưng cách 8 giờ/lần.
Người bệnh chạy thận nhân tạo: Sau mỗi thời gian thẩm tách máu, phải dùng thêm 1 liều Ampicilin.
Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ thuộc vào tuổi, loại bệnh, mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng chức năng thận, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đạt hiệu quả.
Nếu người bệnh quên một liều Ampicillin nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
Người bệnh dùng quá liều Ampicillin thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các triệu chứng tâm thần kinh.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Tích cực rửa dày dày ruột và dùng than hoạt loại thuốc ra khỏi đường hoá nếu dùng đường uống. Có thể bù nước và điện giải. Đồng thời theo dõi chức năng gan, thận và các biểu hiện thần kinh. Ngộ độc nặng có thể loại Ampicillin ra khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu.
1.Thuốc Ampicillin chống chỉ định cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Ampicillin hoặc các thuốc Penicillin khác hoặc các thuốc nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Ampicillin cho những trường hợp sau:
Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Ampicillin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ampicillin, cần tham khảo hướng dẫn của chuyên gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.
Thận trọng với tác dụng phụ gây ban đỏ da khi sử dụng Ampicillin
Các kháng sinh kìm khuẩn như erythromycin, cloramphenicol, tetracyclin,: Làm giảm khả năng diệt khuẩn của Ampicilin. Tránh phối hợp chung.
Test glucose niệu: Ampicilin có thể làm sai lệch kết quả test glucose niệu sử dụng đồng sulphat như thuốc thử Benedict, Clinitest.
Methotrexat và Probenecid: Ampicillin và các penicillin khác đều tương tác với methotrexat và probenecid. Tránh dùng chung.
Alopurinol: Làm tăng tác dụng phụ mẩn đỏ da khi dùng Ampicillin cùng với Alopurinol.
Aminoglycoside: Làm tăng tác dụng hiệp đồng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn đường ruột khi được dùng đồng thời với Ampicillin. Vận dụng trên lâm sàng để tận dụng trị liệu trong điều trị viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng khác.
Thuốc uống ngừa thai có chứa estrogen: Ampicillin có thể giảm hiệu quả của thuốc uống ngừa thai có chứa estrogen và tăng đáng kể tỷ lệ chảy máu.
Thức ăn: Làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của Ampicilin.
Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả điều trị.
Theo tin tức y dược Ampicillin được bảo quản thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, khô ráo, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo: