Amoxicillin thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng
Thứ năm, 24/11/2022 | 10:46
Amoxicillin là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục và nhiễm khuẩn ngoài da.
Amoxicillin là thuốc điều trị bệnh lý do nhiễm vi khuẩn
1. Amoxicillinlà thuốcgì
Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteurcho biết: Amoxicillin là thuốc kháng sinh nhóm penicillin, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn, từ đó ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan, là một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, cuối cùng vi khuẩn tự phân hủy do các enzyme tự hủy của thành tế bào vi khuẩn.
Amoxicilin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng diệt được trực khuan Gram âm.
Phổ kháng khuẩn:
Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn phần lớn trên các vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn Gram âm và vi khuản kỵ khí.
Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococci nhóm A, B, C và G; Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, Streptococcus viridans, các tụ cầu khuẩn Enterococci, Bacillus anthracis (vi khuẩn than), Bacillus cereus, Corynebacterium diphtheriae (bạch hầu), Listeria monocytogenes, Erysipelothrix rhusiopathiae. Vi khuẩn ưa khí Gram dương nhạy cảm vừa như Enterococcus faecium.
Vi khuẩn ưa khí Gram âm:
Neisseria gonorrhoeae (cầu khuẩn lậu), Neisseria meningitidis (cầu khuẩn màng não), Haemophilus influenzae và một vài chủng Haemophilus parainfluenzae và Haemophilus ducreyi, một số chủng Enterobacteriaceae, Proteus mirabilis, Salmonella và Shigella, Proteus vulgaris, Enterobacter aerogenes, Citrobacter freundii, Vibrio cholerae, Helicobacter pylori (HP), Bordetella pertussis, Actinobacillus, Pasteurella multocida, Gardnerella vaginalis (tên trước đây Haemophilus vaginalis), Moraxella catarrhalis (tên trước đây Branhamella catarrhalis) không tạo beta-lactamase.
Hiện nay, thuốc kháng sinh nhóm penicillin được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn nhiều trên lâm sàng, hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc của nhóm penicillin đã tăng lên. Cơ chế đề kháng thuốc nhóm penicillin của vi khuẩn thông qua nhiều bước đột biến khác nhau như gắn vào PBP (Penicillin-Binding Proteins), enzyme chuyển hóa peptide (tranpeptidase) của màng tế bào chất, tham gia trong phase cuối của sự tổng hợp peptidoglycan hoặc ức chế sự chuyển hóa peptide hoặc thải trừ hoặc bất hoạt một chất ức chế sự hoạt hóa các men autolysine, men hydrolases.
Một số chủng vi khuẩn kháng thuốc nhóm penicillin như:
Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
Vi khuẩn khác: Mycobacterium, Mycoplasma, Rickettsia.
Kháng chéo hoàn toàn thường xảy ra giữa Amoxicilin và Ampicilin và giữa các kháng sinh khác trong nhóm penicillin đã xảy ra. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp xảy ra đề kháng chéo với Ampicilin như E. coli, Salmonella typhi, Acinetobacter spp., các vi khuẩn đường ruột khác như Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella, Morganella, Proteus, Serratia; Streptococcus spp., Enterococcus spp. và các chủng trực khuấn Gram âm khác Achromobacter Chriseomonas, Flavobacterium, Pasteurella; Các chủng Haemophilus influenzae và Haemophilus parainfluenzae đã kháng ngày càng nhiều.
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Amoxicillin
Amoxicillin được sản xuất trên thị trường với thuốc uống dạng Amoxicillin trihydrate, thuốc tiêm dạng Amoxicillin natri. Hàm lượng của thuốc được tính theo Amoxicillin khan.
Viên nang cứng: 250 mg, 500 mg.
Viên nén: 125 mg, 250 mg, 500 mg, 1 g.
Viên nén bao phim dạng phối hợp: 250 mg Amoxicillin và 31,25 mg Acid clavuclanic; 250 mg Amoxicillin và 62,5 mg Acid clavuclanic; 500 mg Amoxicillin và 62,5 mg Acid clavuclanic; 500 mg Amoxicillin và 125 mg Acid clavuclanic; 875 mg Amoxicillin và 125 mg Acid clavuclanic.
3.Thuốc Amoxicillin được dùng cho những trường hợp nào
Amoxicillin được sử dụng điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như:
Điều trị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng.
Điều trị viêm đường hô hấp dưới phế cầu khuẩn, do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicilinase và Haemophilus influenzae.
Điều trị viêm đường tiết niệu.
Điều trị bệnh lậu.
Điều trị viêm đường mật.
Điều trị viêm da, cơ do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Escherichia coli.
Điều trị bệnh Lyme ở trẻ em hoặc phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
Điều trị viêm đường tiết niệu – sinh dục do nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ mang thai không dung nạp được Erythromycin.
Điều trị bệnh than.
Điều trị viêm dạ dày – ruột, bao gồm viêm ruột do Salmonella.
Điều trị viêm màng trong tim, đặc biệt để dự phòng ở người bệnh phẫu thuật hoặc nhổ răng, sốt thương hàn và sốt phó thương hàn.
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori ở người bệnh loét dạ dày tá tràng. Amoxicillin được phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP.
Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm họng ho có đờm
4.Cách dùng - Liều lượng của Amoxicillin
Cách dùng:
Amoxicillin dạng viên, hỗn dịch uống được dùng đường uống trước hoặc sau bữa ăn.
Dạng tiêm được dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
Tiêm bắp: Dung dịch pha để tiêm bắp không được dùng để tiêm tĩnh mạch.
Tiêm tĩnh mạch: Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch chậm trong 3 – 4 phút.
Pha dung dịch tiêm: Có thể pha loãng dung dịch tiêm amoxicilin trong dung dịch natri clorid 0,9% ở 23oC và phải dùng trong vòng 6 giờ; Hoặc pha loãng bằng dung dịch dextrose, dùng trong vòng 1 giờ; Hoặc pha trong dung dịch natri lactat, dùng trong vòng 3 giờ.
Liều dùng:
Người lớn: Uống 500 mg - 1000 mg/lần x 2 lần/ngày, cách 8 giờ dùng một lần.
Trẻ em: Uống liều 25 - 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần, cách 8 giờ dùng một lần.
Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn và được xác định bởi đáp ứng lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn học trên bệnh của bệnh nhân. Thời gian điều trị tối thiểu là 5 – 7 ngày.
Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ nhiễm khuẩn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đạt hiệu quả.
5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Amoxicillin
Nếu người bệnh quên một liều Amoxicillin nên dùng ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Amoxicillin
Người bệnh dùng quá liều Amoxicillin thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, các triệu chứng tâm thần kinh và các triệu chứng ở thận như đái ra tinh thể.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh xảy ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Tích cực rửa dày dày ruột và dùng than hoạt loại thuốc ra khỏi đường hoá nếu dùng đường uống. Có thể bù nước và điện giải. Đồng thời theo dõi chức năng gan, thận và các biểu hiện thần kinh. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Ngộ độc nặng có thể loại Amoxicillin ra khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu.
7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Amoxicillin
1.Thuốc Amoxicillin chống chỉ định cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Amoxicillin hoặc các thuốc Penicillin khác hoặc các thuốc nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Người bệnh có tiền sử bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Amoxicillin cho những trường hợp sau:
Lưu ý khi sử dụng Amoxicillin cho người bệnh suy thận, suy gan, bệnh huyết học. Định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận và huyết học trong quá trình điều trị dài ngày. Điều chỉnh liều thích hợp.
Lưu ý khi có biểu hiện dị ứng phải ngưng điều trị với Amoxicillin và áp dụng các trị liệu thay thế thích hợp.
Lưu ý trong quá trình sử dụng liều cao Amoxicillin, phải duy trì thỏa đáng lượng nước thu nhận vào và đào thải ra ngoài theo đường tiểu để giảm thiểu khả năng tinh thể niệu Amoxicillin.
Lưu ý trong quá trình sử dụng Amoxicillin, phải uống nhiều nước khi dùng thuốc. Đái ít là một nguy cơ để thuốc kết tinh ở thận.
Lưu ý trong điều trị bệnh Lyme, cần chú ý có thể xảy ra phản ứng Jarisch- Herxheimer
Lưu ý trong quá trình sử dụng Amoxicillin, có nguy cơ phát ban cao ở người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Lưu ý ở người bệnh bị phenylketon niệu và bệnh nhân cần kiểm soát lượng phenylalanin. Thận trọng khi uống viên hoặc bột để pha hỗn dịch uống có chứa tá dược aspartam do aspartam được chuyển hóa trong đường tiêu hóa thành phenylalanin
Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng Amoxicilin cho người mang thai. Amoxicillin có thể sử dụng điều trị nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai và theo dõi chặt chẽ.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Amoxicillin có bài tiết qua sữa mẹ thấp, nhưng an toàn ở trẻ nhỏ khi bú sữa mẹ. Amoxicillin có thể dùng được cho người mẹ đang cho con bú và theo dõi chặt chẽ.
Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Amoxicillin có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, hoa mắt.
Thận trọng khi sử dụng Amoxicillin cho người bệnh suy gan, suy thận
8.Thuốc Amoxicillin gây ra tác dụng phụ nào
Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
Ít gặp: Ban đỏ, ban dát sần da, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson.
Hiếm gặp: Kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử, chóng mặt, viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile, viêm đường tiểu, viêm đại tràng cấp với triệu chứng đau bụng và đi ngoài ra máu, không liên quan đến Clostridium difficile, thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin.
Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Amoxicillin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Amoxicillin, cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
9.Amoxicillintương tác với các thuốc nào
Nifedipin: Làm tăng hấp thu của Amoxicilin khi được dùng chung.
Allopurinol: Làm tăng tác dụng phụ phát ban của Amoxiicillin và tăng acid uric máu khi dùng Alopurinol cùng với Amoxiicillin.
Các kháng sinh kìm khuẩn như Erythromycin, Sulfonamide,Acid fusidic, tetracyclin, cloramphenicol,Methotrexat: Làm ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của Amoxicillin. Amoxicilin làm giảm sự thải trừ Methotrexat, dẫn đến tăng độc tính trên đường tiêu hóa và hệ tạo máu.
Thuốc tránh thai dạng uống: Amoxicilin làm giảm tác dụng tránh thai khi dùng chung.
Vắc xin thương hàn: Amoxicilin làm giảm tác dụng của vắc xin khi dùng đồng thời.
Probenecid: Làm giảm thải trừ và kéo dài thời gian thải của Amoxicillin qua đường thận, dẫn đến làm tăng nồng độ Amoxicillin trong máu.
Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ biết những thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả.
10.Bảo quản Amoxicillin như thế nào
Theo tin tức y dược Amoxicillin được bảo quản thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, khô ráo, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Mụn mạch lươn là một dạng biến chứng nặng của mụn trứng cá, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do đó, việc điều trị và chăm sóc mụn mạch lươn là vấn đề được nhiều người quan tâm.