Atropine thuốc chống co thắt cơ trơn và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 30/11/2022 | 12:30

Atropine là thuốc điều trị triệu chứng co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, đường mật, đau quặn thận, đau sỏi mật, đau bụng kinh và đau bụng tiêu chảy.

01669786787.jpeg

Atropine là thuốc chống co thắt cơ trơn

1.  Atropine là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Atropine là một alcaloid có tác dụng đối kháng hệ muscarin trên cả thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Atropine cạnh tranh ức chế sự gắn của acetylcholin và các chất kích thích hệ muscarinic khác vào receptor muscarinic trên hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi. Kết quả gây kích thích thần kinh trung ương và tác dụng hủy phó giao cảm.

Kích thích thần kinh trung ương: ở liều điều trị, Atropine kích thích nhẹ một số trung tâm ở não như trung tâm hô hấp và vận mạch. Liều cao, Atropine gây bồn chồn, mê sảng và ảo giác.

Tác dụng hủy phó giao cảm: Atropine ức chế chọn lọc trên hệ muscarinic (hệ M), ít tác dụng trên hệ nicotinic (hệ N), gây tác dụng hủy phó giao cảm trên các cơ quan và các tuyến như sau:

Trên mắt: Atropine gây giãn đồng tử do giãn cơ vòng mông mắt, gây liệt thể mi mắt dẫn tới mất khả năng điều tiết của mắt và làm tăng nhãn áp.

Trên tuần hoàn: Ở liều điều trị, Atropine ít ảnh hưởng tới tim, mạch và huyết áp. Ở liều cao, hệ tuần hoàn bị ức chế do cường phó giao cảm thì atropin phong bế hệ muscarinic (hệ M), làm tim đập nhanh, mạnh, co mạch và tăng huyết áp.

Trên cơ trơn: Atropine phong bế hệ muscarinic (hệ M) trên cơ trơn, làm giảm trương lực, giảm nhu động và giãn các cơ trơn hô hấp, cơ trơn tiêu hóa, cơ trơn tiết niệu. Tác dụng giãn cơ trơn cho hiệu quả rõ hơn khi cơ trơn ở trạng thái bị co thắt.

Trên tuyến ngoại tiết: Atropine giảm tiết dịch ngoại tiết như giảm tiết nước bọt, mồ hôi, dịch mật, dịch vị và dịch ruột.

Dược động học:

Atropine được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hoá, qua các niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Sinh khả dụng của Atropine theo đường uống khoảng 50%.

Atropine được phân bố tốt khắp cơ thể, qua được hàng rào máu não, qua được nhau thai và có bài tiết trong sữa mẹ. Thời gian bán thải khoảng 2 - 5 giờ. Ở trẻ nhỏ, trẻ em và người cao tuổi, thời gian bán thải dài hơn.

Atropine được chuyển hoá ở gan một phần và được đào thải qua thận cả dạng không đổi 50% và dạng chuyển hoá.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Atropine

Atropine là thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén: 0,25 mg; 0,4 mg.

Dung dịch tiêm dạng sulphat: 0,05 mg/ml (5 ml); 0,1 mg/ml (5 ml, 10 ml); 0,4 mg/0,5 ml (0,5 ml); 0,4 mg/ml (0,5 ml, 1 ml, 20 ml); 1 mg/ml (1 ml).

Thuốc tiêm 1% dùng trong nhãn khoa.

Thuốc mỡ tra mắt dạng sulphat: 1% (tuýp 3,5 g)

Dung dịch nhỏ mắt dạng sulphat: 1% (chai 2 ml; chai 5 ml; chai15 ml).

Brand name:

Generic: Atropine, Atropin 1%, Atropin Aguettant, Atropin sulfat, Atropin sulfat 0,25 mg/1 ml, Atropin sulfat kabi 0,1%, Atropine (sulphate) Aguettant 1mg/ml, Atropine sulfate.

3.Thuốc Atropine được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị triệu chứng co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, đường mật, đau sỏi mật, đau quặn thận, đau bụng kinh, đau bụng do tiêu chảy hoặc táo bón.

Điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu như phospho hữu cơ và carbamat, ngộ độc chất độc thần kinh, ngộ độc nấm Amanita muscaria.

Điều trị nhịp tim chậm, tụt huyết áp trong hồi sức cấp cứu tim, mạch, phổi, sau nhồi máu cơ tim, do dùng nitroglycerin, ngộ độc digitalis hoặc do thuốc propofol, halothan, suxamethonium.

Dùng làm thuốc tiền mê.

Điều trị các triệu chứng ngoại tháp, hội chứng Parkinson do thuốc. Hiện nay Atropine ít được dùng điều trị bệnh Parkinson vô căn vì kém hiệu quả hơn các thuốc dopaminergic và gây tổn hại đến nhận thức.

Điều trị các bệnh về mắt như làm giãn đồng tử, liệt cơ thể mi và điều trị viêm màng bồ đào.

Phòng say tàu – xe.

Điều trị một số triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho. Atropine có thể kết hợp với các thuốc kháng histamin hoặc thuốc co mạch.

11669786787.jpeg

Cơn đau do sỏi túi mật thường xuất hiện sau khi ăn, nhói dữ dội và kéo dài từ nửa giờ đến một giờ, và sau đó biến mất

4.Cách dùng - Liều lượng của Atropine

Cách dùng: Atropine có thể dùng đường uống hoặc tiêm hoặc tra mắt tuỳ theo dạng bào chế.

Liều dùng đường uống:

Người lớn: Uống liều 0,4 – 0,6 mg ( khoảng 0,1 – 1,2 mg), cách 4 – 6 giờ/lần.

Trẻ em: uống 0,01 mg/kg hoặc 0,3 mg/m2, nhưng không quá 0,4 mg, cách nhau 4 – 6 giờ/lần. Nên điều chỉnh liều thấp nhất có hiệu quả.

Liều dùng đường tiêm:

Người lớn: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch hoặc dưới da: 0,4 – 0,6 mg (khoảng 0,3 – 1,2 mg).

Trẻ em: Tiêm liều 0,01 mg/kg hoặc 0,3 mg/m2, không dùng quá 0,4 mg. Nếu cần có thể tiêm liều lặp lại cách nhau 4 – 6 giờ.

Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo. Tuỳ vào loại mức độ của bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo liều dùng chỉ định và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Atropine

Nếu người bệnh quên một liều Atropine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm dùng của liều tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Atropine

Khi người bệnh dùng quá liều Atropine có các triệu chứng lâm sàng như giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, thở nhanh, sốt cao, gây kích thích kinh trung ương (như bồn chồn, hưng phấn, lú lẫn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, mê sảng, hoang tưởng, đôi khi co giật), buồn nôn, nôn. Ngộ độc nặng gây kích thích hệ thần kinh trung ương quá mức có thể dẫn đến ức chế, suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê, rồi tử vong.

Xử lý quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào do dùng quá liều, cần phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Dùng than hoạt để loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa, rửa dạ dà và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Khi bị kích thích và co giật có thể dùng Diazepam. Không được sử dụng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetyl cholin.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Atropine

1.Thuốc Atropine chống chỉ định cho những trương hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Atropine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, bệnh nhược cơ (nhưng có thể dùng để giảm tác dụng phụ do muscarin của các thuốc kháng cholinesterase)
  • Người bệnh glôcôm góc đóng hay góc hẹp, vì Atropine làm tăng nhãn áp và có thể thúc đấy xuất hiện glôcôm).
  • Người bệnh cơn nhịp tim nhanh, triệu chứng ngộ độc giáp trạng.
  • Trẻ em khi ở môi trường khí hậu nóng hoặc bị sốt cao
21669786787.jpeg

Không dùng Atropine cho người bệnh có cơn nhịp tim nhanh

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Atropine cho những trương hợp sau:

  • Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc), không nên dùng Atropine nhỏ mắt cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ em có hội chứng Down.
  • Người bị tiêu chảy.
  • Người bị sốt, bị nhược cơ.
  • Người suy tim, mổ tim.
  • Người bệnh đang bị nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có huyết áp cao.
  • Người suy gan, suy thận.

Lưu ý khi dùng Atropine nhỏ mắt ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân.Thận trọng khi tra mắt cho trẻ em dùng loại Atropin 0,5% và dùng bông ấn góc trong mắt trong vài phút, tránh thuốc xuống miệng gây độc.

Lưu ý khi dùng Atropine nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.

Lưu ý thời kỳ mang thai, Atropine có phân bố được qua nhau thai nhưng chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh sử dụng Atropine gây độc hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khuyến cáo không dùng Atropine cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý thời kỳ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh sử dụng Atropine gây hại cho trẻ đabg bú sữa mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khuyến cao không dùng Atropine trong thời kỳ cho con bú.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng Atropine cho người đang lái xe và vận hành máy móc. Vì Atropine có thể gây tác dụng không mong muốn như giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng, lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.

8.Thuốc Atropine gây ra các tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Khô miệng, khát, sốt, khó nuốt, khó phát âm, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng, lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích. Nhịp tim chậm thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp.
  • Ít gặp: Phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn, đái khó, giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón, lảo đảo, choáng váng.

Trong quá trình sử dụng thuốc Atropine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Atropine, thì cần tham khảo ý kiến của hoặc bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Atropine tương tác với các thuốc nào

Các thuốc kháng acetyl cholin khác: Khi sử dụng đồng thời với Atropine, làm tăng các tác dụng kháng acetyl cholin sẽ mạnh lên nhiều trên cả thần kinh ngoại vi và thần kinh trung ương, có thể rất nguy hiểm. Tránh dùng chung.

Thuốc kháng histamin, butyrophenon, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, ức chế MAO: Nếu dùng đồng thời với Atropine, làm tăng tác dụng của Atropine.

Các thuốc khác: Atropine có thể làm giảm hấp thu thuốc khác khi được dùng chung, vì Atropine làm giảm nhu động của dạ dày.

Rượu: Nếu uống rượu đồng thời với dùng Atropine, làm giảm khả năng tập trung chú ý, ảnh hưởng đến người dùng thuốc đang điều khiển xe hay vận hành máy dễ gây nguy hiểm.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ trầm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ kê đơn biết các loại thuốc đang điều trị có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc sử dụng an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

10.Bảo quản Atropine như thế nào

Theo tin tức y dược Atropine được bảo quản ở nhiệt độ phòng, không quá 30°C, khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com: https://www.drugs.com/monograph/atropine.html
  • Mims.com:  https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Atropine
  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung là gì?
 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

Thuốc lợi tiểu Thiazide được sử dụng nhằm mục đích gia tăng khả năng đào thải nước, muối ở thận, hỗ trợ điều trị phù nề liên quan đến suy tim mạn tính, tăng huyết áp, xơ gan, rối loạn chức năng thận. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thuốc lợi tiểu Thiazide cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý.
Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Điều gì gây ra sỏi tiết niệu? Làm thế nào để phát hiện và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Đăng ký trực tuyến