Bài thuốc từ đặc sản hoa thiên lý mà không phải ai cũng biết

Thứ sáu, 06/01/2023 | 15:57

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa và lá thiên lý có tác dụng giải nhiệt, chữa mất ngủ và phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Theo giảng viên bộ môn Thực vật dược - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thiên lý là thực vật có tên khoa học là Telosma cordata - có dạng thân mềm hoá gỗ, cây thường mọc tự nhiên dạng dây leo ở các rừng thưa, thảm thực vật nhiều cây bụi. Tại Việt Nam và một số quốc gia, nông dân trồng thiên lý có dạng leo dàn như một loài cây cảnh. Cây cũng cho lá và hoa có thể sử dụng để nấu canh và nhiều món ngon dân dã khác.

01672996140.jpeg

Hoa thiên lý

Lá thiên lý có hình trái tim đặc trưng, với màu xanh đậm và phiến lá mỏng có đường kính 5-10cm, nhiều gân mọc trên bề mặt. Hoa thiên lý mọc dạng chùm, hoa mọc từ nách lá. Thông thường hoa có 5 cánh nở rộ, màu vàng hoặc xanh lục, đường kính khoảng 1cm. Cây thiên lý sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và ra hoa vào mùa hạ (khoảng tháng 5 tới tháng 10). Thiên lý thường leo cao để vươn lên đón lấy ánh sáng, phù hợp điều kiện khí hậu nhiều nắng và gió như ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về dược tính của hoa thiên lý, giảng viên bộ môn Y học cổ truyền và dưỡng sinh - trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Theo quan niệm Đông y, thiên lý có vị ngọt, tính bình. Hoa thiên lý này được sử dụng cho tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, giải độc. Lá thiên lý có thể sử dụng để điều trị chứng đau nhức cơ khớp, kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị lở loét và kích thích mọc da non trên các vết thương ngoài da.

Giảng viên cũng gợi ý cho quý bạn đọc một số bài thuốc dân gian hiệu quả từ loài cây này như:

1. Trị chứng rôm sảy mùa nóng

Lá và hoa thiên lý chọn lá non, rửa sạch, nghiền hoặc xay nấu lẫn với cháo, bột cho trẻ em. Với người lớn, có thể sử dụng hoa thiên lý nấu thành canh ăn thường xuyên cũng cho tác dụng giảm rôm sảy.

11672996140.jpeg

Món ăn từ hoa thiên lý

2. Trị giun (giun kim)

Lá thiên lý còn non, màu xanh nhạt rửa sạch, nấu thành canh, ăn ngay khi nóng. Bát canh lá thiên lý duy trì 7 - 10 ngày sẽ đạt hiệu quả hỗ trợ trị điều trị giun kim.

3. Giảm đau nhức cơ khớp

Người bệnh đau nhức cơ khớp do các bệnh lý mãn tính có thể sử dụng hoa và lá thiên lý thường xuyên, có thể đạt hiệu quả giảm đau nhức. Hoa và lá thiên lý luộc chấm muối vừng hoặc xào với thịt bò đều có tác dụng rất tốt cho trường hợp này.

4. Trị mụn nhọt

Chọn lá thiên lý già, khoảng 30-50g, nghiền nhuyễn hoặc giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt. Thông thường cách này sẽ không cho hiệu quả tức thời, bạn cần đắp lá 2-3 ngày, mỗi ngày thay lá mới thì sẽ làm xẹp mụn nhọt.

5. Trị chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt

Sử dụng hoa thiên lý 10g, bạch cúc 10g; ngải cứu 12g; rau má 8g, lá đinh lăng 8g. Sắc ba bát nước lấy một bát thuốc, mỗi ngày một thang chia 3 lần, uống trong 5 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Trị chứng mất ngủ không rõ nguyên nhân

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Hoa thiên lý được cho là có tác dụng an tâm dưỡng thần. Vì vậy sử dụng loại hoa này như thực phẩm có tác dụng nhất định trong việc điều trị chứng mất ngủ. Ngoài ra, các bạn có thể thử nghiệm bài thuốc Đông y sau: Hoa thiên lý 30g, tâm sen 15g, hoa nhài 10g.Sắc ba bát nước lấy một bát thuốc, uống trong ngày, uống trong 5-7 ngày liên tục sẽ bắt đầu thấy có hiệu quả.

Một cách khác là sử dụng hoa này nấu canh (nấu cùng nạc lợn, các diếc, lá vông nem đều được). Sử dụng liên tục trong 1 tuần sẽ đạt công dụng thư giãn, giảm mệt mỏi, giúp ngủ ngon, an thần.

7.  Trị chứng béo phì

Thực phẩm chế biến từ hoa và lá của cây thiên lý có tác dụng hỗ trợ giảm cân nhất định. Cả hoa và lá thiên lý đều chứa nhiều chất xơ, diệp lục và rất ít calo. Ngoài ra, khi ăn các món ăn chế biến từ hoa, lá thiên lý cũng khiến người ta cảm thấy no bụng nhanh hơn, qua đó giảm thiểu lượng thực phẩm tiêu thụ, hạn chế sự hấp thu chất béo ở ruột non, góp phần vào việc kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

21672996140.jpeg

Trị chứng béo phì

8. Trị bệnh trĩ

Bệnh nhân bị trĩ có thể thử phương pháp sau. Chọn khoảng 100g lá thiên lý tươi, loại bỏ lá sâu, rửa sạch rồi tiến hành giã nát với muối tinh. Cho thêm vào hỗn hợp 50ml nước, lọc lấy nước, bỏ phần bã. Sau cùng dùng bông gòn tẩm qua dung dịch đã lọc và đắp trực tiếp lên búi trĩ để qua đêm. Thông thường sau 5-6 ngày đắp liên tục sẽ thấy hiệu quả bước đầu.

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Có phải uống nhiều nước có lợi cho gan và thận không?

Mất nước và uống quá nhiều cũng đều gây hại. Thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức cần có thể gây tác động tiêu cực, như làm loãng natri máu, gánh nặng cho thận, và rối loạn điện giải.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu : Nguyên nhân và triệu chứng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ, và có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù có thể chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Cách giảm bớt cơn đau từ hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay phổ biến gây đau và tê bì ở một hoặc cả hai bàn tay. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh bị nén tại ống cổ tay, có thể trở nên nghiêm trọng. Nhận biết và điều trị kịp thời giúp để giảm triệu chứng và phục hồi chức năng.
Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử – Vị thuốc quý chữa kiết lỵ, sốt rét

Nha đảm tử là một loại thảo dược quý có vị đắng và tính hàn. Đặc tính này giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị sốt rét, bệnh lỵ, và tiêu chảy kéo dài.
Đăng ký trực tuyến