Lá Thường xuân – Vị thuốc YHCT đặc trị ho

Thứ sáu, 06/01/2023 | 11:47

Thường xuân là loại dây leo, được trồng như một loại cây cảnh. Trong YHCT lá của nó còn nổi tiếng với công dụng trị ho rất hiệu quả. Vậy thực chất lá thường xuân đặc trị ho tốt như thế nào?

Bạn hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về chúng nhé!

01672981037.jpeg

Thường xuân là loài thân leo thường mọc xung quanh trên cây, tường nhà tạo không gian xanh mát

1.Đặc điểm chung về cây Thường xuân

Tên gọi khác:  Cây Vạn Niên, dây Nguyệt quế, dây lá Nho,

Tên khoa học: Hedera helix. thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

1.1.Mô tả thực vật:

Cây Vạn niên là một loại cây leo, có thể cao tới 25 – 30m thận có nhiều rễ móc khí sinh, không có gai.

Lá mọc so le, Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thuỳ, dài 6-10cm, rộng 4-8cm, gân chân vịt. Cuống lá dài từ 16 – 20mm.

Hoa nhỏ, màu lục trắng và vàng trắng;

Quả hạch, tròn, khi chín có màu tím đen, đường kính quả từ 5 – 7mm. quả thường chin vào mùa đông.

Mùa ra hoa: tháng 5-8, Mùa quả tháng 9-11.

1.2. Phân bố, sinh thái

Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Âu, sau được di thực trên khắp Hoa Kỳ và thế giới. Cây Thường xuân mọc ở những khu vực râm mát trong rừng cũng như trên các vách đá trong loại hình rừng núi đá vôi ẩm. phát triển mạnh. Ít thấy ở rừng núi đất. Chúng có hệ thống rễ bám có móc, phát triển, nên dễ bám và phát triển kín bề mặt khối đá vôi.. Cây có sức sống mảnh liệt ngay cả khi quả già, rụng xuống, hạt mắc vào kẽ đá, hốc mùn mới có thể nảy mầm phát triển thành cây con.

Ở Việt Nam Cây mọc ở rừng ẩm (Sapa) Lào Cao, Lai Châu. phân bố thường độ cao từ 1200m trở lên.

Cây có sức sống tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh.là loài cây sống tốt cả ở trong nhà và ngoài trời. ít chịu được ánh nắng quá gay gắt. Dược liệu có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị chặt. nên dễ trồng bằng từng đoạn dây vừa cắt.

2.Bộ phận sử dụng

Lá, rễ,thân và quả đã phơi khô hoặc dùng tươi

Lá Vạn niên là bộ phận thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh

3.Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong cây:

Saponin (chiếm khoảng 4 – 5%): Trong có Hederasaponin B, C, D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin. Mà α-hederin có tác dụng tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm, giảm co thắt phế quản. Từ đó làm dịu cơn ho rất hiệu quả trong long đờm. Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin và  cũng tạo tác dụng giống vậy.

Ngoài ra, còn có các thành phần khác: alkaloid, Flavonoid, chất béo, dẫn xuất của acid phenolic.

4.Tác dụng - Công dụng của lá Thường xuân

* Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, lá Thường xuân có vị đắng, cay, tính mát

Có tác dụng: chỉ khái, bổ phế, bình suyễn, hoạt huyết, mát gan, giải độc….

*Theo y học hiện đại

1. Tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm  

Lá Thường xuân giàu các hợp chất saponin, flavonoid.và polyphenol. Có tác dụng chống oxy hóa mạnh – kháng viêm. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học trên động vật cho thấy dịch chiết xuất từ lá dược liệu có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh đái tháo đường. Từ đó, dược liệu có khả năng ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với các tế bào trong đái tháo đường.

2. Tác dụng giảm ho của lá Thường xuân

Từ thời cổ xưa, “Cha đẻ của Y học” - Hippocrate (năm 460 đến 375 trước CN) đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa) của cây Vạn niên để chữa nhiều loại bệnh như: ho, khó thở, các bệnh về đường hô hấp…

Từ năm 49 của thế kỷ 20 rất nhiều nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá hiệu quả điều trị của dịch chiết lá Thường Xuân.

Dịch chiết từ Lá Thường xuân qua nghiên cứu cho thấy nó mang lại hiệu quả tương đương như acetylcysteine – một loại thuốc giảm ho, long đàm. Vì vậy Dịch chiết từ Lá dược liệu này trị ho có thể sử dụng tốt cho trẻ em và khá an toàn.

Vì trong lá Thường Xuân cũng có chứa glycoside, một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

11672981037.jpeg

Lá thường xuân có hiệu quả trong việc điều trị ho ở trẻ em

3. Tác dụng hỗ trợ trong việc chăm sóc da

Do đặc tính kháng khuẩn. có trong lá Thường xuân, Trong nhiều thế kỷ qua, lá Thường xuân được dùng để giảm đau và nhiễm trùng của các vết bỏng trên da. Từ đó dược liệu được dùng chữa trị trong các bệnh , chàm da, vẩy nến, mụn trứng cá và các tình trạng liên quan đến da khác.

4. Tiềm năng chống ung thư

lá Thường xuân cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự lây lan hay phát triển của ung thư. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa đột biến, lá thường xuân có thể bảo vệ cơ thể khỏi một loạt các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư.

5.Tác dụng giúp giải độc

Dịch chiết xuất từ lá Thường xuân, Trong một số nghiên cứu cho thấy dùng có tác dụng giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn và thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp thanh lọc máu và giảm căng thẳng cho các hệ thống quan trọng này.

6. Các tác dụng khác

Hippocrates, ông tổ của nghề thuốc, từ thời cổ xưa, đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa…) của chúng để chữa nhiều bệnh như bệnh lỵ, đau tai, bệnh gút và sốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng lá thường xuân giúp hệ thống gan mật hoạt động tốt hơn và giải phóng độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả hơn.

5. Lưu ý khi sử dụng:

  • Thường xuân có thể gây viêm da tiếp xúc – phát ban dị ứng trên da, phản ứng này thường thấy sau khi cắt tỉa , hái cây Thường xuân.
  • Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy có thể gây ra khi sử dùng Thường xuân. Tuy nhiên hiếm, ít gặp. Vì vậy để an toàn cho bà mẹ mang thai khi sử dụng cẩn trọng và cần tham vấn từ Bác sỹ.
21672981037.jpeg

Bà mẹ có thai nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Thường xuân là dược liệu quý được dùng trong YHCT  là dược liệu mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Đặc biệt Cao lá Thường xuân có khả năng điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính có kèm triệu chứng ho. Tuy vậy, trước khi sử dụng lá Thường xuân, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước để tránh những rủi ro có thể gặp phải nhé./.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Cẩm nang ăn uống cho người bị u tuyến giáp bạn cần biết

Khi mắc u tuyến giáp, chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ phát triển của khối u. Vì vậy, không ít người bệnh đặc biệt quan tâm đến việc nên ăn gì và cần kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Viêm da cơ địa nên kiêng gì để giảm ngứa và hạn chế tái phát?

Thực phẩm bạn ăn và các yếu tố tiếp xúc hàng ngày có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát hoặc làm tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Vậy người bị viêm da cơ địa cần kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết những tác nhân dễ gây kích ứng.
Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không dứt, bạn nên thăm khám bác sĩ, vì để lâu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Nước muối sinh lý có thể trị mụn không?

Trị mụn bằng nước muối sinh lý là phương pháp đơn giản, được nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch và cân bằng pH cho da. Nhưng liệu nước muối có thực sự hiệu quả trong việc trị mụn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Đăng ký trực tuyến