Thuốc Lincomycin: Công dụng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định

Thứ năm, 05/01/2023 | 16:36

Để hiểu rõ hơn về thuốc Lincomycin có Công dụng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

01672912318.jpeg

Thuốc Lincomycin

Tên gốc: lincomycin

Tên biệt dược: Lincocin®, Lincorex®, L-Mycin®, Bactramycin®

Phân nhóm: thuốc kháng sinh khác.

Tác dụng của thuốc lincomycin là gì

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc lincomycin là một kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn nặng ở người không thể sử dụng thuốc kháng sinh nhóm penicillin. Lincomycin 500mg dạng viên là hàm lượng được dùng phổ biến.

Chỉ sử dụng thuốc lincomycin để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng. Thuốc Lincomycin không thể điều trị nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Liều dùng

Liều dùng thuốc lincomycin cho người lớn như thế nào

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm khuẩn:

Đối với dạng thuốc tiêm bắp,dùng liều lượng tùy theo tình trạng bệnh như sau:

    • Trường hợp nhiễm trùng nặng, bạn dùng lincomycin 500mg mỗi 24 giờ;
    • Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bạn dùng 600mg mỗi 12 giờ hoặc thường xuyên hơn.

Đối với dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, bạn dùng liều lượng tùy theo tình trạng bệnh như sau:

    • Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn dùng lincomycin 500-1000mg tiêm mỗi 8 đến 12 giờ;
    • Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bạn có thể tăng liều dùng ;
    • Trường hợp nhiễm trùng đe dọa tính mạng, bạn dùng với liều trên 8g mỗi ngày chia làm nhiều lần.

Liều dùng sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm kết mạc do nhiễm khuẩn:

Dùng 75mg cho mỗi lần tiêm.

Liều dùng thuốc lincomycin cho trẻ em như thế nào

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhiễm khuẩn:

Đối với trẻ 2 tháng tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng với liều lượng như sau:

Dạng thuốc tiêm bắp:

    • Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn tiêm cho trẻ 10 mg/kg mỗi 24 giờ.
    • Trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, bạn tiêm cho trẻ 10 mg/kg mỗi 12 giờ hoặc thường xuyên hơn.

Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, bạn tiêm cho trẻ 10-20 mg/kg mỗi ngày chia đều trong 2 hoặc 3 liều. Liều dùng nên dựa vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Cách dùng

Nên dùng thuốc lincomycin như thế nào

Thuốc lincomycin được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Bạn có thể được hướng dẫn để tự tiêm tĩnh mạch tại nhà. Không tự tiêm thuốc này nếu bạn không hiểu cách tiêm, việc vứt bỏ đúng cách kim, ống tiêm, và các dụng cụ khác được sử dụng để tiêm thuốc.

Thông thường, tiêm thuốc lincomycin tiêm trong mỗi 12 đến 24 giờ theo chỉ định.

Nên sử dụng thuốc đủ liều lượng và thời gian chỉ định. Việc bỏ liều cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hơn nữa có nguy cơ mắc phải tình trạng đề kháng kháng sinh.

Nếu sử dụng thuốc lâu dài, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là đối với chức năng thận và chức năng gan trong thời gian dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc lincomycin

Tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây:

  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
  • Da rộp nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ;
  • Cảm giác muốn ngất;
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường;
  • Xuất hiện mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên môi.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Sưng hoặc đau lưỡi ;
  • Ngứa âm đạo, tiết dịch ;
  • Ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn trên da;
  • Ù tai;
  • Chóng mặt.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc lincomycin bạn nên biết những gì

Trước khi dùng thuốc lincomycin, nên cần lưu ý:

  • Dị ứng với thuốc lincomycin hoặc clindamycin;
  • Có tiền sử rối loạn ruột như viêm loét đại tràng;
  • Bị hen suyễn;
  • Bị bệnh gan hoặc bệnh thận.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

11672912318.jpeg

Cần lưu ý khi dùng thuốc Lincomycin

Phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai

Thuốc lincomycin qua được nhau thai và đạt khoảng 25% nồng độ huyết thanh mẹ ở dây rốn.

Thời kỳ cho con bú

Thuốc lincomycin tiết được qua sữa mẹ, cân nhắc giữa việc dùng thuốc hoặc cho con bú vì tiềm năng gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ. Cần tránh cho con bú khi đang điều trị bằng lincomycin.

Thuốc lincomycin có thể tương tác với thuốc nào

  • Aminoglycosid: Độ an toàn chưa được đánh giá khi phối hợp.
  • Kaolin: Kaolin làm ruột giảm hấp thu lincomycin, nếu phải dùng, nên uống lincomycin 2 giờ sau khi dùng kaolin.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Tác dụng thuốc tránh thai uống có thể bị ức chế hoặc giảm do rối loạn vi khuẩn đường ruột làm chẹn chu kỳ ruột – gan.
  • Thuốc chẹn thần kinh – cơ: Thận trọng khi phối hợp vì lincomycin có tính chất tương tự.
  • Erythromycin: Do tính đối kháng với lincomycin, không được phối hợp.
  • Thức ăn và natri cyclamat (chất làm ngọt): giảm mạnh sự hấp thu lincomycin.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc lincomycin

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Hen suyễn;
    • Bệnh gan hoặc bệnh thận.

Bảo quản thuốc

  • Các viên nén và viên nang và cả thuốc tiêm lincomycin được bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ có kiểm soát 15oC- 30oC.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp với thuốc.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Bài viết và sưu tầm : DS CKI Lý Thanh Long

Nguồn sưu tầm và tham khảo:

  • https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-lincomycin/
  • https://hellobacsi.com/thuoc/lincomycin/
  • https://healthvietnam.vn/thuoc-biet-duoc/thuoc-nhom-lincosamid/lincomycin-500-mg-duoc-pham-nic
  • https://www.ykhoaphuocan.vn/thuvien/duoc-thu/Lincomycin

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

 Những lưu ý khi sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide

Thuốc lợi tiểu Thiazide được sử dụng nhằm mục đích gia tăng khả năng đào thải nước, muối ở thận, hỗ trợ điều trị phù nề liên quan đến suy tim mạn tính, tăng huyết áp, xơ gan, rối loạn chức năng thận. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thuốc lợi tiểu Thiazide cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý.
Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp ở người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Điều gì gây ra sỏi tiết niệu? Làm thế nào để phát hiện và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Macrolid

Macrolid là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Macrolid một cách hợp lý, an toàn và tránh được sự kháng thuốc, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Thức khuya và những nguy cơ cho sức khỏe

Sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng, giấc ngủ đêm là thời gian quan trọng để cơ thể phục hồi. Thức khuya thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu biểu.
Đăng ký trực tuyến