Bạn biết những gì về các loại trà thảo mộc?

Thứ tư, 08/02/2023 | 10:22

Trà thảo mộc đem lại cho sức khỏe nhiều lợi ích quan trọng như ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, giảm lo âu, mất ngủ,... Tuy vậy, khi chọn sử dụng trà thảo mộc bạn vẫn nên cẩn thận và cân nhắc về thời gian cũng như liều dùng

01675827251.jpeg

Trà thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

1. Trà thảo mộc là gì?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các loại trà như trà đen, trà xanh, trà ô long đều có xuất xứ từ cây chè. Trong khi, trà thảo mộc lại có nguồn gốc từ các loại hoa, lá hay gia vị khác nhau và chúng hầu như không chứa caffeine. Các nguyên liệu có thể dưới dạng tươi hoặc phơi khô, dùng pha với nước nóng hoặc đun sôi lấy nước uống.

2. Lợi ích khi uống trà thảo mộc

Mỗi loại trà thảo mộc sẽ mang lại mỗi tác dụng riêng. Nhưng nhìn chung, trà này sẽ mang lại những lợi ích nổi bật đối với sức khỏe như sau:

  • Ngăn ngừa các loại ung thư như: ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư hạch bạch huyết, ung thư phổi,...
  • Giảm nguy cơ mắc tiểu đường và các biến chứng bệnh tiểu đường
  • Phòng chống bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzheimer
  • Gíup tăng chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, hỗ trợ giảm cân
  • Bảo vệ gan, giúp thanh nhiệt, giải độc
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch
  • Hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng
  • Tác dụng an thần, giảm stress

3. Lợi ích cụ thể của một số loại trà thảo mộc

3.1. Trà Rooibos:

Chúng còn có tên là trà đỏ, có nguồn gốc ở Nam Phi. Chúng không chứa caffeine và có tác dụng chống oxy hóa. Dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy, loại trà này còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư. Trước khi sử dụng trà này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bị loại ung thư nhạy cảm với hormone hay là đang hóa trị.

3.2. Trà hoa cúc:

Chúng được biết đến với tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, lo lắng và mất ngủ. Trà hoa cúc được chống chỉ định với những người dị ứng với những loại cây thuộc chi cỏ phấn hương hay đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu như là warfarin.

11675827251.jpeg

Trà hoa cúc có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

3.3. Trà tầm xuân:

Trà tầm xuân được chế biến từ lớp vỏ của hạt cây tầm xuân, nó sẽ cung cấp vitamin C nên có khả năng chống viêm cũng như chống oxy hóa. Một số nghiên cứu còn cho rằng nó có tác dụng làm giảm cơn đau do viêm khớp, nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn. Loại trà này tương đối an toàn, chỉ có vài trường hợp có bị dị ứng hay đau bụng khi uống trà.

3.4. Trà bạc hà:

Chúng thường được dùng trong các trường hợp đau bụng khó chịu, đau đầu, hội chứng ruột kích thích hay các vấn đề liên quan đến hô hấp. Trà bạc hà khá là an toàn, vì vậy bạn có thể thử hay đơn giản là thưởng thức vị trà mát lạnh của bạc hà.

3.5. Trà gừng:

Được dùng chủ yếu trong điều trị các triệu chứng đau bụng và buồn nôn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chúng để tăng cảm giác thèm ăn, giảm cơn đau do viêm khớp hoặc ngăn ngừa cảm lạnh. Trà gừng được coi là một loại trà an toàn, tuy nhiên nếu bạn đang trong giai đoạn mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng như một loại thức uống hàng ngày.

3.6. Trà tía tô đất :

Theo dân gian, trà tía tô đất làm giảm sự lo âu, mất ngủ. Tuy nhiên, loại trà này có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, vậy nên khi sử dụng cần cẩn thận, không uống quá nhiều hoặc uống trong thời gian dài.

3.7. Trà kế sữa và bồ công anh:

Trà kế sữa và bồ công anh thường được sử dụng cho người mắc các bệnh lý về gan mật. Trà bồ công anh không gây hại đối với sức khỏe, trừ trường hợp những người bị dị ứng với những loại cây có hoa vàng. Trà kế sữa thành phần chủ yếu là silymarin, các nghiên cứu chứng minh rằng nó có tác dụng làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh viêm gan C.

3.8. Trà hoa dâm bụt:

Trà hoa dâm bụt có nguồn gốc đến từ Ai Cập cổ đại, xuất xứ từ một loại hoa màu đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vài nghiên cứu đã phát hiện rằng chúng có tác dụng làm giảm huyết áp và lượng cholesterol. Làà một loại trà an toàn, bạn có thể sử dụng một cách điều độ mà không gây hại đến sức khỏe.

3.9. Trà xô thơm:

Được sử dụng nhiều trong việc các vấn đề liên quan đến dạ dày, viêm họng, mất trí nhớ và trầm cảm. Hầu như các loại trà xô thơm khá an toàn khi sử dụng, trừ vài loại có chứa chất thujone có thể gây ảnh hưởng hệ thần kinh.

3.10. Trà nghệ:

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Được sử dụng để điều trị sỏi thận và đầy hơi. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng chúng có tác dụng phòng ngừa ung thư và giảm viêm, tuy nhiên vẫn cần những nghiên cứu trên người để đánh giá chính xác tác dụng của chúng. Nếu đang làm hóa trị, bạn không nên uống trà nghệ vì có thể làm cản trở quá trình điều trị.

Tóm lại, trà thảo mộc mang lại nhiều lợi ích nổi bật đối với sức khỏe. Dù vậy, khi sử dụng bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại trà thảo mộc, thời gian cũng như liều dùng cụ thể, bởi một số trong chúng có thể gây nên các tác dụng phụ  không mong muốn nếu ta sử dụng trong thời gian dài hay với hàm lượng quá cao.

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Dự kiến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho nhóm ngành giáo viên và sức khỏe sẽ được công bố ngày 20/7/2024. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hai nhóm ngành này cần chú ý để đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển.
Đăng ký trực tuyến