Kẽm là một trong số nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu không thể thiếu cho các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể người. Nhu cầu kẽm ở người trưởng thành chỉ khoảng 9-10mg/ngày nhưng thiếu kẽm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Kẽm là một trong số nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu không thể thiếu cho các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể người. Nhu cầu kẽm ở người trưởng thành chỉ khoảng 9-10mg/ngày nhưng thiếu kẽm để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường.
Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm
Theo nghiên cứu của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Kẽm là một trong số nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu không thể thiếu cho các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể người. Nhu cầu kẽm ở người thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ nhỏ cần khoảng 4-5mg/ngày, trẻ lớn cần khoảng 6-8mg/ngày và người trưởng thành cần khoảng 9-10mg/ngày.
Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu do chúng tham gia vào sự phát triển thể chất của trẻ, tham gia như một co-enzym của nhiều enzyme chuyển hoát và hấp thu dưỡng chất. Mặc dù nhu cầu về kẽm trong khẩu phần ăn không cao nhưng trên thực tế rất nhiều người lại gặp phải tình trạng thiếu kẽm do khẩu phần ăn không hợp lý kéo dài. Ví dụ nhóm người ăn chay trường hay người nghiện rượu bia. Cụ thể thực phẩm chay thường có lúa mì nguyên hạt, đậu hay ngũ cốc nguyên hạt - các thực phẩm chứa acid phytic - một chất ức chế hấp thu kẽm. Rượu cũng có tác dụng ức chế niêm mạc ruột hấp thu kẽm nên người nghiện rượu bia cũng thường gặp tình trạng thiếu kẽm.
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: Ngoài nhóm bệnh nhân thiếu kẽm do chế độ ăn không hợp lý, một số nhóm bệnh nhất định cũng gây ra tình trạng thiếu kẽm. Các bệnh như: eczema, vảy nến có tình trạng thay mới tế bào da liên tục với cường độ cao sẽ tiêu hao kẽm và khiến cơ thể bị thiếu kẽm. Nhưng thường gặp nhất, thiếu kẽm vẫn là do chế độ ăn không có thịt đỏ. Bởi lẽ thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm chính và chủ yếu.
Thiếu kẽm sẽ trực tiếp gây ra sự suy giảm của hệ miễn dịch, suy giảm ham muốn tình dục, chậm liền thức ăn, gây mệt mỏi nhiều. Ngoài ra, một số dấu hiệu sau đây là cảnh báo cho tình trạng thiếu kẽm của cơ thể:
Rụng tóc có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy đây là dấu hiệu thường bị bỏ qua và không chú ý. Tuy nhiên khi bị rụng tóc nhiều hơn bình thường, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân. Thiếu kẽm là một trong số các tác nhân gây rụng tóc. Kẽm cần thiết cho sự phân bào và hấp thu protein của tế bào da đầu vì thế khiến mái tóc dày và mượt mà, mềm mại hơn. Nhiều bác sĩ đã nghiên cứu và thấy nồng độ kẽm trong máu thấp sẽ gây ra rụng tóc, ngược lại rụng tóc nhiều là dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm. Tuy nhiên, đa phần bác sĩ khi gặp phải triệu chứng rụng tóc lại nghĩ nhiều đến những nguyên nhân khác như thiếu vitamin chứ ít nghĩ tới việc xét nghiệm lượng kẽm trong máu. Vì thế thay vì đưa ra phác đồ bổ sung cả vitamin và kẽm thì bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân của họ bổ sung vitamin đơn độc khiến hiệu quả trị liệu không khả quan.
Như đã đề cập, kẽm tham gia vào sự phân bào vì thế lượng kẽm ổn định mới giúp các mô phát triển bình thường. Khi thiếu kẽm, các mô sinh móng và mô dưới móng đều phát triển chậm. Điều này gây ra yếu móng (thường biểu hiện rõ hơn ở móng tay vì móng chân thì dày hơn móng tay), móng yếu sẽ dễ gãy trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ xuất hiện đốm trắng trên móng và đây là dấu hiệu khá đặc trưng cho thiếu kẽm. Nếu như yếu móng có thể gặp cả ở thiếu máu thì đốm trắng trên tay đặc trưng cho thiếu kẽm nhiều hơn. Khi điều trị bổ sung kẽm, người ta cũng sẽ chú ý sự biến đổi của các đốm trắng này để xem hiệu quả trị liệu.
Móng tay xuất hiện đốm trắng
3. Loét niêm mạc miệng
Loét niêm mạc miệng là một dấu hiệu không đặc trưng, gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nếu loét miệng tái diễn thường xuyên thì có thể nghĩ tới nguyên nhân thiếu kẽm. Thông thường, sau khi bổ sung kẽm sẽ chấm dứt tình trạng viêm loét miệng này.
4. Răng xỉn màu, kém sáng
Ngoài canxi, kẽm cũng là nguyên tố cần thiếu cho sự chắc khỏe của răng. Răng xỉn màu, kém sáng và dễ bị mẻ hơn khi cơ thể thiếu kẽm. Lí giải tình trạng này, cần biết kẽm trong nước bọt hỗ trợ men răng và hỗ trợ diệt khuẩn. Khi thiếu kẽm men răng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra đổi màu, kém sáng, răng yếu, dễ tổn thương.
5. Mụn trứng cá do thiếu kẽm
Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về da, phổ biến nhất là mụn trứng cá do thiếu kẽm. Nghiên cứu của chuyên gia da liễu cho kết quả 54% bệnh nhân mụn trứng cá có tình trạng suy giảm đồng độ kẽm trong máu. Đa phần các thuốc điều trị mụn có bổ sung thêm kẽm là do nguyên nhân này.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu kẽm. Hi vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!