Phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách

Thứ tư, 08/02/2023 | 10:13

Hiệu ứng nhà kính là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Hiệu ứng này khiến thời tiết càng ngày càng diễn biến khắc nghiệt hơn, mùa hè trở nên nóng hơn và vì thế tình trạng say nắng đang trở nên thường gặp hơn theo từng năm.

Phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách

Phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách

Chứng say nắng là do đâu?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chứng say nắng bản chất là sốc nhiệt gặp phải khi cơ thể của chúng ta trở nên quá nóng so với mức thông thường. Say nắng thường gặp do ở ngoài trời nắng nóng, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc nguồn nhiệt cao hay khi vận động, tập luyện gắng sức kéo dài mà không có biện pháp phòng ngừa và giảm nhiệt.

Sốc nhiệt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao tới 40oC (tương đương 104oF) thậm chí cao hơn. Mức nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác, thậm chí những trường hợp không hạ nhiệt kịp thời sẽ gây ra tử vong cho người bệnh. Vì lẽ đó, người bị say nắng không thể chủ quan mà cần được sơ cứu kịp thời ngay lập tức. Mức nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây ra những di chứng nghiêm trọng như mê sảng, bại não, thậm chí đột quỵ và gây tử vong.

Nguyên nhân say nắng và triệu chứng phổ biến?

Không phải cứ gặp thời tiết nắng nóng hay đi ngoài trời nắng đều gây ra say nắng. Trên thực tế, cơ thể của mỗi chúng ta đều có cơ chế cân bằng nhiệt độ thông qua các quá trình sinh nhiệt và tản nhiệt. Quá trình tản nhiệt diễn ra thông qua sự bức xạ nhiệt tự nhiên trên bề mặt da hoặc thông qua sự tiết mồ hôi và bốc hơi mồ hôi, quá trình này sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

Tuy vậy, các môi trường có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ bề mặt da đề sẽ khiến quá trình tản nhiệt qua bức xạ và mồ hôi bị cản trở và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao không kiểm soát. Một trường hợp khác là khi cơ thể vận động gắng sức sinh nhiệt mạnh hay khi bị phơi dưới ánh mặt trời lâu dài cũng sẽ làm mất cân bằng sinh nhiệt và tỏa nhiệt, đẩy nhiệt độ cơ thể tăng vọt tới 40-41oC thậm chí cao hơn.

Một nguyên nhân thường gặp cũng gây ra say nắng đó là không bổ sung nước kịp thời cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước, dĩ nhiên sự hoạt động của tuyến mồ hôi sẽ chịu ảnh hưởng và người bệnh sẽ đối mặt với cả triệu chứng của tình trạng say nắng và triệu chứng do mất nước. 

Một số nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị say nắng như:

  • Lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Nhóm người cao tuổi, đặc biệt là những người già có tiền sử bệnh mãn tính
  • Các vận động viên thể dục thể thao
  • Công nhân làm việc ngoài trời và các công xưởng nhiệt độ cao (công xưởng luyện kim, hầm lò,…)

Say nắng có biểu hiện rất đa dạng tùy theo trường hợp, lứa tuổi và cơ địa của từng người. Có 8 dấu hiệu say nắng phổ biến và thường gặp nhất, bao gồm:

  • Tăng nhiệt độ cơ thể: Nhiệt độ cơ thể vượt qua ngưỡng 40oC trở lên. Khi say nắng cơ thể thường khó có thể tự điều chỉnh hạ nhiệt độ và đây chính là dấu hiệu đặc trưng của say nắng.
  • Trạng thái tinh thần hoặc hành vi biến đổi bất thường: Khi say nắng, hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao dẫn tới các dấu hiệu như kích động, nói chậm, nói nhầm, thậm chí mê sảng, co giật và hôn mê.
  • Thay đổi bề mặt da và tuyến mồ hôi: Khi say nắng, bề mặt da thường nóng và khô. Mồ hôi tiết ra thường bị bốc hơi ngay do ánh mặt trời và nhiệt độ cơ thể cao.
  • Buồn nôn và nôn ói: Khi say nắng, thường sẽ gây ra buồn nôn, khó chịu thượng vị và nôn ói.
  • Da đỏ ửng: Da chuyển sang màu đỏ do phơi nắng và do cơ thể đang giãn các mạch dưới da nhằm mục đích hạ nhiệt cơ thể.
  • Thở phì phò, thở gấp gáp, nhịp thở nhanh và nông.
  • Tăng nhịp tim, đánh trống ngực.
  • Đau nhức đầu, choáng váng.

Cần lưu ý đã có nhiều bài báo cảnh báo về việc để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình trong ô tô khóa kín. Khi đóng kín cửa xe, nhiệt độ trong xe sẽ tăng cao ngay cả khi thời tiết bên ngoài không quá nắng nóng và dễ gây sốc nhiệt thậm chí tử vong vì đứa trẻ không tự mở được cửa xe để ra ngoài.

Hướng dẫn phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách?

Say nắng là tình trạng không hiếm gặp, cần phải sơ cứu ngay lập tức để tránh những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng rất ít người biết cách sơ cứu say nắng đúng cách.

Đầu tiên, phải tìm cách hạ nhiệt cho người bệnh. Hãy đưa họ tới khu vực râm mát tránh ánh mặt trời, cởi bỏ bớt quần áo cho thông thoáng, có thể quạt hay chườm mát hoặc chườm ấm, đặt túi nước lạnh dưới nách và háng để hỗ trợ tản nhiệt.

Hướng dẫn phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách

Hướng dẫn phương pháp sơ cứu say nắng đúng cách

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy bổ sung nước cho họ bằng cách cho uống nước mát. Tuyệt đối không cho uống đồ uống chứa cồn hay caffein.

Liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ cơ thể giảm về mức khoảng 38,5oC trở xuống.

Các bạn đừng quên gọi hỗ trợ y tế ngay lập tức. Kể cả khi nhân viên y tế không thể có mặt ngay tại hiện trường thì họ cũng sẽ cung cấp những hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân và hỗ trợ bạn trong quá trình xe cấp cứu di chuyển tới hiện trường.

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm gan B cấp là gì? Nguy hiểm thế nào?

Viêm gan B cấp là giai đoạn khởi phát của bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể tiến triển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, mọi người cần chú ý và trang bị kiến thức về phòng ngừa và điều trị để tránh hậu quả nghiêm trọng.
ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

ĐH Kinh tế Quốc dân giảm xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp lần thứ 5 liên tiếp

Trong khoảng thời gian 5 năm, chỉ tiêu tuyển sinh thông qua phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giảm từ 70% xuống còn 15%.
Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Vì sao thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím trên da?

Thường thì vết bầm tím hình thành do sự tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Vết bầm tím thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên nhân gì thì có thể đó là dấu hiệu tình trạng sức khỏe đáng báo động.
Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Thời gian điều trị vi khuẩn HP là bao lâu?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không điều trị hiệu quả, nhiễm HP có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ tìm hiểu thời gian điều trị vi khuẩn HP và cách phòng ngừa tái phát bệnh.
Đăng ký trực tuyến