Bệnh đậu mùa khỉ là gì-một số thông tin cần phải biết

Thứ sáu, 09/12/2022 | 10:01

Bệnh đậu mùa khỉ mắc phải khi nhiễm phải virus đậu mùa khỉ. WHO đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch trên toàn thế giới. Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở nhiều nước kể cả Việt Nam.

01670555537.jpeg

Bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra

Đậu mùa khỉ là gì

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đậu mùa khỉ với tên gọi Monkey pox. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đậu mùa khỉ – một loại họ hàng của virus gây bệnh đậu mùa. Đậu mùa khỉ là bệnh hiếm gặp ở người tuy nhiên hiện nay căn bệnh này đang bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới và diễn biến rất phức tạp. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở khỉ, phổ biến ở các khu vực rừng mưa nhiệt đới Trung và Tây Phi. Trường hợp bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên ở người xuất hiện vào năm 1970, tại Cộng hòa Dân chủ Congo sau đó bệnh lan rộng ra các quốc gia ở châu Phi.

Vào năm 2003, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thông báo đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được báo cáo bên ngoài châu Phi. Nguyên nhân liên quan đến việc nhập khẩu động vật có vú bị nhiễm bệnh vào Mỹ. 2018 - 2019, những du khách từ Vương Quốc Anh, Israel hay Singapore khi du lịch từ Nigeria về được chẩn đoán mắc đậu mùa khỉ. Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch COVID -19, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ là nguyên nhân gây ra bệnh. Virus này có hai chủng chính là Tây Phi và Congo. Trong đó chủng Tây Phi gây bệnh nhẹ hơn (tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 1%), Congo gây bệnh nặng hơn (tỷ lệ tử vong chiếm 10%). Virus cũng có thể lây sang người tuy nhiên con người không phải là ổ chứa tự nhiên.

11670555537.jpeg

Cảnh giác dịch bệnh đậu mùa khỉ

Thời gian ủ bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 6 - 13 ngày hay dài hơn là 5 - 21 ngày. Sau khoảng thời gian này, các triệu chứng đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện, bao gồm những dấu hiệu tương tự ở bệnh đậu mùa như sốt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, ớn lạnh, cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi. Các tổn thương trên da bắt đầu lan rộng, nổi mủ và vỡ ra.

Nguy hiểm hơn khi người nhiễm virus không có triệu chứng vẫn có thể truyền bệnh cho người khỏe mạnh khác.

Triệu chứng bệnh

Quá trình nhiễm bệnh bao gồm 2 giai đoạn với những dấu hiệu đặc trưng

  • Giai đoạn 1: virus bắt đầu xâm nhập kéo dài từ 0 - 5 ngày, sốt, đau đầu dữ dội, nổi hạch, đau lưng, cơ, suy nhược cơ thể là những dấu hiệu đặc trưng điển hình. Trong đó, nổi hạch chính là điểm khác biệt của bệnh đậu mùa khỉ so với thủy đậu, sởi hay bệnh đậu mùa thông thường.
  • Giai đoạn 2: sau khi bệnh nhân bị sốt 1-3 ngày, xuất hiện phát ban trên da. Nốt ban tập trung nhiều ở mặt và tứ chi. Bệnh nhân sẽ bị rát da sau đó sẩn ngứa, mụn nước và mụn mủ xuất hiện.

Con đường lây bệnh

Virus đậu mùa khỉ lây lan qua 3 con đường chính:

  • Thông qua các vết thương của động vật mang virus.
  • Dùng thực phẩm chưa nấu chín kỹ hay sử dụng các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay chạm vào đồ dùng người bệnh.
21670555537.jpeg

Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây

Chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp như sau:

  • Thông qua tiền sử bệnh: lịch trình du lịch, tiếp xúc, ăn uống để xác định nguy cơ.
  • Xét nghiệm: phương pháp xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), phân tích mẫu từ các tổn thương trên da bị ảnh hưởng bởi bệnh.
  • Sinh thiết: lấy bệnh phẩm một phần của mô da, kiểm tra bằng kính hiển vi xác định sự hiện diện của virus.

Các biến chứng tiềm ẩn khi nhiễm bệnh

Viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm mô não, viêm não, nhiễm trùng giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực, nhiễm trùng thứ cấp….là những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Trong trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể hình thành cùng nhau khiến da bị bong ra từng mảng lớn gây mất thẩm mỹ.

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Theo tin tức y dược hiện chưa có vắc xin đặc trị bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc xin phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả tới 85% trong phòng ngừa virus bệnh đậu mùa khỉ. Ngoài vắc xin và chủng ngừa, các biện pháp đơn giản để tránh được nguy cơ lây nhiễm bao gồm:

  • Xây dựng thói quen sống sạch sẽ: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ăn chín uống sôi….
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài gặm nhấm, động vật hoang dã ….
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh nhiễm
  • Cần đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc với người bệnh.

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ

  • Người nhiễm bệnh có thể được điều trị bằng cách kiểm soát các triệu chứng thông qua việc chăm sóc hỗ trợ và điều trị bằng thuốc kháng virus. Cidofovir hay Tecovirimat là những thuốc có thể hữu ích trong quá trình hồi phục. Người nhiễm bệnh nên tự cách ly ở nhà và hạn chế giao tiếp xã hội để tránh lây lan. Cần nghỉ ngơi và tăng cường bổ sung dinh dưỡng.
  • Phòng ngừa bằng vắc xin đậu mùa và vắc xin immunoglobulin

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Đi tiểu nhiều có phải dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Khi tần suất đi tiểu tăng cao một cách bất thường, đặc biệt vào ban đêm hoặc đi kèm các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, hoặc đau bụng dưới, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg: Thuốc hạ mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Rostor 20mg là thuốc được sử dụng trong điều trị tăng cholesterol, rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường ảnh hưởng đến sức khỏe như nào

Đường, thành phần quen thuộc trong chế độ ăn, có mặt từ trái cây, mật ong đến bánh kẹo, nước ngọt. Đường mang lại vị ngọt và sự hài lòng cho khẩu vị, trở thành yếu tố không thể thiếu trong ẩm thực hàng ngày.
Đăng ký trực tuyến