Betahistine là thuốc gì? Tác dụng, cách sử dụng và những điều cần biết

Thứ hai, 26/06/2023 | 15:47

Thuốc Betahistine là gì? Thuốc Betahistine được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?

betahistine-stada-16mg

Thuốc Betahistine

Thành phần hoạt chất: betahistine.

Thuốc có thành phần tương tự: Betocop, Vetigo, Wellvet,…

Thuốc Betahistine là thuốc gì?

Các Dược sĩ Nhà Thuốc trên địa bàn Hà Nội cho biết, mỗi viên nén Betahistine STADA hàm lượng 16mg có thành phần như sau:

Hoạt chất

  • Betahistin dihydroclorid: 16mg.

Tá dược

  • Microcrystallin cellulose.
  • Lactose monohydrat.
  • Povidon K30.
  • Tinh bột natri glycolat.
  • Colloidal silica khan.
  • Natri stearyl fumarat.

Công dụng của thuốc betahistine

Thuốc Betahistine được chỉ định trong điều trị hội chứng Meniere. Trong đó, các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Chóng mặt.
  • Ù tai, mất thính lực.
  • Buồn nôn.

Trường hợp không nên dùng thuốc Betahistine

Dị ứng với betahistin hoặc dị ứng bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc Betahistine.

Ngoài ra, chống chỉ định betahistine với bệnh nhân bị u tế bào ưa crom. Điều này là do betahistin là một dẫn chất tổng hợp giống với histamin. Do đó, có thể gây giải phóng lượng lớn catecholamin từ khối u dẫn tới tăng huyết áp cấp.

Cách dùng thuốc Betahistine hiệu quả

Cách dùng

  • Thuốc Betahistine được bào chế dưới dạng viên uống.
  • Do đó, dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ có thể từ 250 – 350 ml.
  • Nên dùng thuốc cùng với bữa ăn, nghĩa là dùng thuốc lúc bụng no.

Liều dùng

Đối với người lớn

  • Khởi đầu với liều 8 – 16mg x 3 lần/ ngày.
  • Duy trì liều 24 – 48 mg/ ngày.
  • Lưu ý, liều dùng ≤ 48 mg/ ngày.

Đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên

  • Khuyến cáo không nên dùng Betahistine cho trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi do vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
  • Trường hợp bệnh nhân suy gan và suy thận: vẫn chưa có đầy đủ thông tin về khuyến cáo dùng.
  • Người cao tuổi nên thận trọng khi sử dụng Betahistin.

Tác dụng phụ

11687769676.png

Có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng thuốc

Thầy Lý Thanh Long – Dược sĩ CK1, hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chi biết, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Thuốc tác động lên hệ thần kinh với triệu chứng như đau đầu.
  • Gây rối loạn hệ tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn.

Một số triệu chứng khác không rõ tần suất xuất hiện

  • Phản ứng quá mẫn, như sốc phản vệ.
  • Gây kích ứng tiêu hóa nhẹ (nôn, đau dạ dày, đầy bụng và đầy hơi). Tuy nhiên, có thể giảm triệu chứng này bằng cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc giảm liều.
  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn ở da và dưới da, đặc biệt phù mạch thần kinh, mề đay, phát ban và ngứa.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Betahistine

  • Thuốc kháng histamin, nhưng chưa thấy có báo cáo về sự tương tác này.
  • Ethanol.
  • Sản phẩm chứa pyrimethamin với dapson.
  • Salbutamol.
  • Selegilin.

Những lưu ý khi dùng thuốc Betahistine

Thận trọng khi dùng thuốc Betahistine ở bệnh nhân đã từng bị loét đường tiêu hóa trước đây.

Ngoài ra, trên lâm sàng, đã có một vài bệnh nhân mắc hen phế quản  không dung nạp betahistin. Vì vậy nên thận trọng khi dùng betahistin cho các bệnh nhân này.

Cần cẩn trọng trong điều trị betahistin cho bệnh nhân bị mề đay, phát ban hoặc viêm mũi dị ứng vì có khả năng tăng nặng các triệu chứng này.

Nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp nặng, nên thận trọng khi dùng

Lưu ý nếu các bệnh nhân có vấn đề về dung nạp lactose di truyền, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose thì không nên sử dụng thuốc này.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Phụ nữ có thai

  • Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc dùng betahistin cho phụ nữ có thai.
  • Vì chưa rõ nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc betahistine trên người.
  • Do đó, không nên dùng betahistin trong giai đoạn thai kỳ trừ khi thật cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

  • Chưa có đầy đủ nghiên cứu cho biết liệu betahistine có được bài tiết vào sữa mẹ hay không.
  • Do đó, nên cân nhắc vai trò quan trọng của thuốc đối với người mẹ so với lợi ích của việc cho con bú và nguy cơ có hại có thể xảy ra cho trẻ.

Lái xe và vận hành máy móc

Vì thuốc được chỉ định trong điều trị hội chứng Meniere. Và các triệu chứng này đó là:

  • Chóng mặt.
  • Ù tai, mất thính lực.

Các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Mặc dù đã có nghiên cứu chỉ ra betahistine ảnh hưởng không đáng kể trên đối tượng này. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Xử trí khi quá liều Betahistine

Đã có báo cáo về tình trạng quá liều dùng Betahistine. Các triệu chứng quá liều từ nhẹ đến vừa khi dùng liều lên đến 640mg:

  • Buồn nôn.
  • Buồn ngủ.
  • Đau bụng.

Ngoài ra, các biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Co giật.
  • Các biến chứng ở phổi hoặc tim.

Để xử lí tình trạng quá liều này thì nên tập trung các biện pháp hỗ trợ cơ bản.

Xử trí khi quên một liều Betahistine

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Betahistine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Giữ thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Betahistine được tổng hợp bởi Cao đẳng Dược Hà Nội. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Từ khóa: Betahistine
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu biểu hiện thế nào? Cách nhận diện sớm

Rối loạn lo âu là một tình trạng tâm lý phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và chất lượng sống. Người mắc thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Những bệnh lý thường gặp do phế cầu khuẩn gây ra

Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, các bệnh lý thứ phát do viêm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngay cả sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đối mặt với những di chứng kéo dài.
Đăng ký trực tuyến