Bezafibrate thuốc điều trị mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

Thứ sáu, 25/11/2022 | 13:52

Bezafibrate là thuốc được chỉ định điều trị mở xấu trong máu như tăng lipoprotein máu tuýp IIa, IIb, III, IV và V ở người bệnh không đáp ứng với chế độ ăn uống hay các biện pháp thích hợp khác, giúp ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch.

01669360959.jpeg

Bezafibrate là thuốc điều trị mỡ trong máu

1.Bezafibrate là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bezafibrate là dẫn chất của acid fibric, có tác dụng hạ lipid máu bằng cách ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, ức chế tổng hợp acid mật, tăng cường đào thải cholesterol ra dịch mật, Tác dụng chính của Bezafibrate là làm giảm lipoprotein tỷ trọng rất thấp và lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL và LDL) và làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), do đó thuốc cải thiện một cách đáng kể sự phân bố cholesterol trong huyết tương.

Bezafibrate làm hạ cholesterol máu và triglycerid máu, nên được dùng để điều trị tăng lipid huyết các loại typ IIa, IIb, III, IV và V kèm theo chế độ ăn rất hạn chế mỡ.

Tác dụng hạ lipid máu của Bezafibrate là chất đồng vận của PPAR alpha, là receptor đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid

Dược động học:

Bezafibrate được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa khi uống trong cùng bữa ăn. Thuốc sẽ kém hấp thu khi uống lúc đói và bị giảm hấp thu rất nhiều nếu uống sau khi nhịn đói qua đêm. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 2 đến 4 giờ sau khi uống.

Bezafibrate gắn kết mạnh với protein huyết tương khoảng trên 95%, chủ yếu là albumin. Do đó, Bezafibrate đẩy các thuốc kháng vitamin K ra khỏi vị trí gắn với protein huyết tương của chúng khi được dùng chung.

Bezafibrate được phân bố tốt và tập trung chủ yếu ở gan, thận và ruột. Thể tích phân bố là 0,2 lít/kg. Nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 2,1 giờ.

Bezafibrate dễ bị thủy phân thành những chất chuyển hóa có hoạt tính. Bezafibrate được chuyển hoá ở gan thành chất chuyển hoá dưới dạng liên hợp glucuronic.

Bezafibrate được đào thải qua thận khoảng 60% đến 90% liều uống thải trừ vào nước tiểu, trong đó, khoảng 50% thải trừ nguyên dạng, 20% dưới dạng chất chuyển hoá liên hợp với acid glucuronic, phần còn lại là dưới dạng các chất chuyển hóa khác. Khoảng 3% liều dùng thải trừ qua phân. Thuốc không bị tăng thải trừ khi dùng thuốc lợi niệu và không bị loại ra khỏi cơ thể bằng thẩm phân máu.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Bezafibrate

Bezafibrate được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng là:

Viên nén: 200 mg, 400 mg.

Viên bao đường: 200 mg, 400 mg.

Brand name:

Generic: Bezafibrate, Lapoce, Regadrin B, SaVi Bezafibrate 200, Stawin, Atibeza, Bezarich, Lacromid 200 FC, Zafular, Vazozid, Xolisco.

3.Thuốc Bezafibrate được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị tăng lipoprotein máu typ IIa, IIb, III, IV và V ở người không đáp ứng tốt với chế độ ăn và các biện pháp thích hợp khác.

Điều trị tăng triglyceride máu nghiêm trọng có hoặc không kèm theo giảm nông độ cholesterol HDL.

11669360959.jpeg

Xơ vữa động mạch là biến chứng phổ biến của rối loạn lipid máu

4.Cách dùng - Liều lượng của Bezafibrate

Cách dùng: Bezafibrate dạng viên được dùng đường uống và phải uống thuốc trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Phải kết hợp với chế độ ăn hạn chế mỡ và luyện tập.

Liều dùng:

Người lớn: Uống 200 mg/lần x 3 lần/ngày, uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Hoặc có thể uống 400 mg/lần/ngày vào bữa ăn chính hoặc ngay sau bữa ăn chính (liều 400 mg/lần không dùng cho người suy thận).

Điều trị bằng Bezafibrate phải kết hợp với kiểm tra cholesterol và triglycerid. Nếu kết quả điều trị không đạt được mục tiêu trong 3 – 4 tháng thì phải lựa chọn thay đổi cách điều trị khác.

Người bệnh suy thận: Điều chỉnh liều theo chức năng thận (creatinin huyết thanh)

Creatinin huyết thanh (micromol/lít)

Liều dùng

Đến 135

200 mg/lần, ngày 3 lần.

136 – 225

200 mg/lần, ngày 2 lần.

226 – 530

200 mg/lần, ngày 1 lần.

> 530

200 mg, 3 ngày 1 lần.

Nếu uống Bezafibrate phối hợp cùng với Cholestyramin thì phải dùng cách 3 giờ giữa liều Cholestyramin và liều Bezafibrate.

Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, tuỳ thuộc vào mức độ tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Bezafibrate

Nếu người bệnh quên một liều Bezafibrate nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Bezafibrate

Chưa có dữ liệu lâm sàng về người bệnh dùng quá liều thuốc Ciprofibrate. Tuy nhiên khi bị quá liều Bezafibrate có thể gây suy thận nặng hồi phục được.

Xử trí: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để được điều trị triệu chứng. Tích cực rửa dạy dày và loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá bằng than hoạt. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Bezafibrate

1.Thuốc Bezafibrate chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Bezafibrate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh suy chức năng gan nặng.
  • Người bệnh suy thận nặng, hội chưng thận hư.
  • Người bệnh giảm albumin huyết, xơ gan mật tiên phát, bệnh sỏi mật.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú
  • Trẻ em.
  • Người bệnh có tiền sử gặp tác dụng phụ phản ứng độc với ánh sáng gây ra bởi nhóm thuốc fibrate.
21669360959.jpeg

Không dùng Bezafibrate cho người bệnh suy gan nặng, suy thận nặng

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Bezafibrate cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý thận trọng khi dùng Bezafibrate ở người bệnh suy thận. Khi có nồng độ creatinin huyết thanh tăng dần hoặc khi không theo đúng liều hướng dẫn, có thể dẫn đến nguy cơ phân giải cơ vân.
  • Lưu ý nếu dùng Bezafibrate cùng với Cholestyramin thì phải dùng cách 3 giờ giữa liều Cholestyramin và liều Bezafibrate.
  • Lưu ý ở người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu, nếu cần dùng Bezafibrate, phải giảm bớt khoảng 1/3 liều thuốc chống đông máu.
  • Lưu ý không dùng đồng thời Bezafibrate với các thuốc có tác dụng độc cho gan như thuốc ức chế MAO, perhexilin.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh Bezafibrate gây tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để an toàn, khuyến cáo không dùng Bezafibrate cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu chứng minh Bezafibrate gây tác dụng có hại cho trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, để an toàn, khuyến cáo không dùng Bezafibrate cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.
  • Lưu ý ở người bệnh đang lái xe và vận hành máy móc, vì Bezafibrate có thể gây tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

8.Thuốc Bezafibrate gây ra các tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy nhẹ, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Ít gặp: Đau đầu, chóng mặt, mày đay, ngứa, phát ban, đau nhức cơ, yếu cơ, chuột rút cơ, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc, tăng creatinin huyết thanh nhẹ không liên quan đến chức năng thận, phản ứng quá mẫn bao gồm cả phản ứng phản vệ, đau bụng, táo bón, chướng bụng, ứ mật, rối loạn cương dương, tăng transaminase, tắc mật, suy thận cấp.
  • Hiếm gặp: Giảm hemoglobin, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất ham muốn tình dục và bất lực, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, bệnh thần kinh ngoại biên, chứng loạn cảm, trầm cảm, mất ngủ, viêm tụy, bệnh sỏi mật, tiêu cơ vân, bệnh phổi mô kẽ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Bezafibrate, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Bezafibrate thì cần xin ý kiến hướng dẫn của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Bezafibrate tương tác với các thuốc nào

Bezafibrate liên kết mạnh với protein huyết thanh nên đấy các thuốc khác ra khỏi protein, đồng thời làm thay đổi hoạt tính của P450 đặc biệt là CYP3A4.

Các thuốc ức chế HMG CoA reductase như pravastatin, Fluvastatin: Bezafibrate và các thuốc fibrat khác làm tăng nhiều nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp khi được dùng kết hợp đồng thời.

Cyclosporin: Làm tăng nguy cơ tổn thương cơ khi được dùng chung với Bezafibrate.

Thuốc chống đông máu dạng uống: Bezafibrate làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu dạng uống, do đó tăng nguy cơ xuất huyết khi được kết hợp đồng thời.

Tolbutamid, phenytoin và các thuốc lợi tiểu sulfonylurê: Bezafibrat làm tăng tác dụng của các thuốc này khi được dùng chung.

Cholestyramin, colestipol: Bezafibrate tương tác với các thuốc gắn vào acid mật như cholestyramin, colestipol và làm giảm hấp thu Bezafibrate.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

10.Bảo quản Bezafibrate như thế nào

Theo tin tức y dược Bezafibrate được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com: https://www.drugs.com/search.php?searchterm=Bezafibrate  
  • Mims.com:  https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Bezafibrate
  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến