Bí quyết chữa bệnh chàm bằng thảo dược

Thứ tư, 28/02/2024 | 14:29

Chàm là tình trạng da bị nổi mẩn, mụn nước gây ngứa, sưng đỏ, bong tróc gây khó chịu, nhiều bất tiện trong cuộc sống và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Việc sử dụng cây thuốc thảo dược trị chàm được khá nhiều người áp dụng bởi tính đơn giản và khá hiệu quả.

Chàm gì?

Chàm gây khó chịu trong cuộc sống và mất thẩm mỹ cho người bệnh
Chàm gây khó chịu trong cuộc sống và mất thẩm mỹ cho người bệnh

Theo Giảng viên, Dược sĩ CKI tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Chàm (còn gọi là bệnh eczema) là tình trạng viêm da tự miễn có tổn thương xuất hiện dưới dạng mụn nước, gây nên kích ứng, sẩn ngứa, rỉ dịch nước trên da vô cùng khó chịu, diễn biến mạn tính và tiến triển từng đợt biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Các triệu chứng cửa bệnh chàm này sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa đông do thời tiết lạnh, làm cho khô da. Loại chàm da thường gặp nhất là chàm da dị ứng.

Triệu chứng của bệnh chàm gì?

Triệu chứng chung của chàm là: Ngứa, đỏ bừng cả mảng da, xuất hiện mụn nước, xuất hiện các vết loét, đóng vảy hoặc rỉ nước, da khô, xuất hiện vảy.

Triệu chứng chàm ở trẻ sơ sinh hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi: Chàm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí da, thường xuất hiện ở hai bên má và da đầu, các vùng trẻ mặc tã thì không xuất hiện. Đầu tiên thường xuất hiện các mụn nước dày đặc, sau đó các mụn nước vỡ ra, gây nên tình trạng rỉ nước, lâu ngày các mụn nước khô dần sẽ để lại tình trạng da khô, đỏ và tróc vảy.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm?

Do cơ địa (gen, hệ miễn dịch): Di truyền trong gia đình qua các thế hệ

Do mắc các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như hen phế quản, dị ứng bất kỳ tác nhân nào (dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa,...) thì cũng có nguy cơ mắc chàm cao hơn.

Do yếu tố môi trường: Tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí, các loại vải len, một số sản phẩm chăm sóc da, độ ẩm quá thấp cũng khiến da khô và ngứa. Một số loại cây tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần...

Do sức khoẻ và sức đề kháng yếu cũng là một trong những điều kiện thuận lợi làm cho bệnh chàm dễ phát sinh và lây lan nhanh chóng trên bề mặt da.

Các thảo dược thiên nhiên chữa bệnh chàm hiệu quả?

  • Lá ổi
Lá ổi
Lá ổi

Lá ổi có chứa các hợp chất như polyphenol, tanin, flavonoid, carotenoid. Lá ổi là loại thảo dược có tính ấm, vị chát và có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, chống oxy hoá, làm dịu da và làm giảm cơn ngứa, tiêu độc, cầm máu cực tốt. Các dưỡng chất trong lá ổi còn có thể giúp tăng cường độ ẩm, giảm nguy cơ bong tróc da, giúp da chắc và căng mịn hơn. Được sử dụng làm thuốc chữa những bệnh ngoài da như chàm cực tốt, viêm da, nhiễm trùng, nổi mề đay.

Cách sử dụng: Lá ổi tươi, rửa sạch, để ráo nước. Nấu lá ổi với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 - 7 phút rồi tắt bếp. Để cho nước nguội đến độ ấm vừa phải thì dùng để ngâm vùng da bị tổn thương trong khoảng 30 phút, ngày dùng 1 lần, thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

  • Lá trầu Không
Lá trầu Không
Lá trầu Không

Lá trầu không có chứa các thành phần như Betel – phenol, Tinh dầu, Chavicol, Methyl eugenol, Tannin, Vitamin, Axit amin, Cadinen. Có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, chống viêm, tiêu sưng, giảm đau và giảm mẩn ngứa trên da. Lá trầu không là loại thảo dược tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị. Ngoài việc sử dụng để chữa cảm, đau họng, đau nhức xương thì loại dược liệu quen thuộc này cũng được dùng chữa bệnh chàm để cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm rất hiệu quả và đơn giản.

Cách sử dụng: Lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn lá trầu Không, vắt lấy nước cốt thoa lên vùng da bị chàm. Trước khi thoa nước lá trầu không thì cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ. Để dung dịch lá trầu không trên da qua đêm, đến sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước mát và lau khô.

  • Mướp đắng
muop dang
Mướp đắng

Mướp đắng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như calo, chất béo, Carbohydrate, Chất xơ, Đường, Chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Mướp đắng có tính hàn, mát, có tá dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, không chứa độc tố, vị đắng, giúp sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, làm dịu bề mặt da bị kích ứng, làm sáng da, hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, rôm sảy, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Mướp đắng thường được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh ngoài da như bệnh chàm da, chàm sữa ở trẻ em, nổi mề đay, viêm da cơ địa.

Cách sử dụng:

Thuốc bôi mướp đắng: Lấy 1 quả mướp đắng, rửa sạch, bỏ hạt, đem xay nhuyễn với một ít muối ăn, vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày thoa nước cốt mướp đắng trực tiếp lên vùng da bị bệnh 2 lần. Để da khô tự nhiên, sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch.

Đắp mướp đắng: Lấy 1 quả mướp đắng, rửa sạch, bỏ hạt, giã nhuyễn rồi dùng bã đắp lên khu vực da bị chàm. Dùng gạc y tế băng cố định giữ thuốc đắp trên da khoảng 30 phút, sau đó tháo ra và dùng khăn ẩm lau sạch da.

Tắm nước mướp đắng: Lấy 4 – 5 quả mướp đắng, rửa sạch, thái lát mỏng rồi bỏ vào nồi nấu với 2 lít nước và 1 thìa muối ăn. Đun sôi trong 10 phút, gạn nước ra chậu pha loãng với một ít nước sạch cho đến còn ấm rồi dùng tắm rửa mỗi ngày 1 lần. Áp dụng cho trường hợp bị chàm toàn thân hoặc bệnh chàm ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể.

  • Chè xanh
che xanh
Chè xanh

Lá chè xanh chứa nhiều thành phần hoạt chất như flavonoid, tanine, quercetin, tinh dầu, saponin triterpen, caffeine, acid ascorbic, riboflavin, carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, kaempferol.

Lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát, vào kinh Can và Tâm. Có tác dụng lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, làm mát cơ thể, tăng cường miễn dịch, chống oxy hoá, chống lại các gốc tự do, kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, chống khô da, đồng thời làm tăng tái tạo các tế bào da mới thay thế cho các mô bị bệnh.

Cách sử dụng: Lấy 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch, vò nát. Đun sôi 2 lít nước rồi mới bỏ lá chè vào nấu chung với một ít muối hột trong 5 phút. Để nước nguội còn ấm, lấy rửa bên ngoài khu vực da bị bệnh hoặc dùng tắm rửa toàn thân, lấy xác lá chè chà nhẹ nhàng lên da bị bệnh để loại bỏ các tế bào chết, giúp làn da mới được tái tạo nhanh hơn. Thực hiện nấu nước tắm rửa hàng ngày, giúp điều trị các bệnh ngoài da như ngứa ngoài da, viêm da, nấm da, á sừng, vẩy nến và cả bệnh chàm khô.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa bệnh chàm?

Cần vệ sinh da sạch sẻ thường xuyên, tránh gãi ngứa vì có thể làm da trầy xước, chảy máu và dễ nhiễm khuẩn.

Uống nhiều nước để hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất và duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Có thể dùng thêm nước ép trái cây để bổ sung thêm chất.

Ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin. Hạn chế ăn các loại thức ăn hải sản, cay nóng, các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng thêm sức đề kháng và giữ tinh thần luôn được thoải mái.

Chọn những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị dập nát, không bị héo úa, không bị sâu và không thuốc trừ sâu.

Kiên trì dùng liên tục trong thời gian dài, kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày, uống nhiều nước, luyện tập thể dục để cải thiện tình trạng bệnh chàm.

Nên chọn các cây loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng các thuốc thảo dược.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh chàm, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh chàm.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Từ khóa: Chàm
Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến