Bí quyết chữa u tuyến giáp bằng thảo dược

Chủ nhật, 25/02/2024 | 15:10

Việc sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh u tuyến giáp đang được nhiều người quan tâm lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả và dễ tìm.

U tuyến giáp là tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Dưới đây là các thảo dược thiên nhiên chữa u tuyến giáp hiệu quả

1.    U tuyến giáp là gì?

Chế độ ăn thiếu iốt gây u tuyến giáp là phổ biến

Chế độ ăn thiếu iốt gây u tuyến giáp là phổ biến

U tuyến giáp hay còn được gọi là nhân tuyến giáp là những khối u rắn hoặc lỏng được hình thành trong tuyến giáp - là một tuyến nhỏ nằm ngay trên xương ức. Hầu hết những người bị u tuyến giáp là lành tính và không có triệu chứng rõ rệt, thường chỉ được phát hiện qua khi đi khám sức khỏe hoặc vô tình sờ nắn phải.

Sự phát triển bất thường của tuyến giáp về kích thước, gây rối loạn về chức năng hoạt động của tuyến giáp. Người bệnh thường có những triệu chứng do tuyến giáp to gọi là cường giáp hoặc suy giáp.

Cường giáp là do tăng chuyển hoá và tăng hormone giáp trong máu bất thường làm các cơ quan phải tăng hoạt động với các triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi, lo lắng, run, giảm cân, không chịu được nhiệt.

Suy giáp là do hormone giáp giảm thấp trong máu, làm cho các cơ quan giảm hoạt động với các biểu hiện như không dung nạp lạnh, mệt mỏi, tăng cân, giọng nói chậm khan, da khô.

2. Các thảo dược thiên nhiên chữa u tuyến giáp hiệu quả?

Đông trùng hạ thảo

3

Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất quý như Cordycepin (3’- Deoxyadenosine), Cordyceptic acid, Selen, Polysaccharides. Có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa hình thành và đẩy lùi khối u, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đồng thời kìm hãm sự phát triển của các khối u. Vì vậy đông trùng hạ thảo đã trở thành thảo dược quý hiếm luôn được săn đón nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người bệnh u tuyến giáp và người bệnh ung thư.

Cách sử dụng: Đông trùng hạ thảo là loại nấm dược liệu. Cách dùng tốt nhất là dạng con khô hoặc dạng bột trong các bài thuốc y học cổ truyền hoặc dạng viên nén.

Liều dùng khoảng từ 1.000 – 3.000 mg/ ngày. Liều dùng này có thể thay đổi dựa trên đánh giá về mức độ nặng nhẹ của bệnh u tuyến giáp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Lưu ý: Đông trùng hạ thảo không dùng cho những đối tượng như: Người chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp; Người có tiền sử dị ứng với nấm men, nấm mốc; Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc người bị rối loạn đông máu; Phụ nữ có thai và cho con bú; Người mắc các bệnh xương khớp: viêm khớp dạng thấp, lupus, đa xơ cứng…

Cậy Xạ đen

3

Cây Xạ đen có chứa có chứa hợp chất Flavonoid, saponin triterbenoid, sesquiterpene, triterpene, tanin, quinone, axit amin. Có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho tuyến giáp, chống nhiễm trung, mát gan, thanh lọc, tăng cường miễn dịch tổng thể cho cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống hình thành khối u và di căn.

Cách sử dụng: Lấy 100 g xạ đen, đun sối với 750 ml nước, sắc hơn 30 phút. Lấy nước sắc uống hằng ngày. Xạ đen là vị thuốc nam sử dụng chữa bướu tuyến giáp rất tốt.

Quả Ké đầu ngựa

5

Quả Ké đầu ngựa có chứa các thành phần các hợ chất như Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Có tác dụng cô lập ức chế tế bào bướu, kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Qủa Ké đầu ngựa được sử dùng phòng và chữa bệnh bướu cổ.

Cách sử dụng: Lấy 15 g quả Ké đầu ngựa cắt nhỏ và pha với 1,5 lít nước uống. Quả ké đầu ngựa và cây xạ đen là 2 vị thuốc kết hợp tuyệt vời trong điều trị bướu tuyến giáp.

Cây tầm ma

4

Cây tầm mà có chứa nhiều thành phần như vitamin, khoáng chất, flavonoid, polyphenol, iod. Có tác dụng giúp cơ thể điều hòa hormon cho cơ thể hoạt động bình thường, điều hòa hormon tuyến giáp trong trường hợp suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, chữa trị suy giáp, u tuyến giáp

Cách sử dụng: Cây tầm ma được sử dụng dưới dạng bột, thuốc rượu, lá khô trong các bài thuốc cổ truyền. Liều dùng dựa vào tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng bệnh mắc kèm. Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ về liều dùng.

Lưu ý khi sử dụng

  • Có thể gặp các tác dụng phụ như ra mồ hôi, rối loạn tiêu hoá.
  • Không dùng cho các dối tượng như: phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bị huyết áp thấp.

4. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa u tuyến giáp?

  • Chọn những cây thuốc thảo dược còn tươi, không bị héo úa, không bị dập nát, không thuốc trừ sâu.
  • Kiên trì sử dụng liên tục trong thời gian dài, kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày để cải thiện tình trạng u tuyến giáp.
  • Không nên lạm dụng nước uống từ các loại cây thuốc thảo dược.
  • Nên chọn các cây loại thảo dược đã được nghiên cứu về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Thuốc thảo dược là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi dùng các thuốc thảo dược.
  • Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh u tuyến giáp, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.
  • Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh u tuyến giáp.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Lợi ích của dầu hạt cải đối với sức khoẻ

Lợi ích của dầu hạt cải đối với sức khoẻ

Dầu hạt cải là một loại dầu thực vật chứa nhiều dinh dưỡng, không chỉ mang lại hương vị độc đáo cho các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,.…Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của dầu hạt cải nhé.!
Lá Trầu không: Vị thuốc Trong Y Học Dân Gian

Lá Trầu không: Vị thuốc Trong Y Học Dân Gian

Lá trầu không gắn liền với đời sống, văn hóa, và y học dân gian Việt Nam. Ngoài phong tục ăn trầu, lá trầu còn là vị thuốc quý với công dụng lá trầu không gồm: kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ sức khỏe, được dùng từ lâu để điều trị nhiều bệnh.
HẤP THỤ VÀ CHUYỂN HÓA ZEAXANTHIN

HẤP THỤ VÀ CHUYỂN HÓA ZEAXANTHIN

Zeaxanthin là hợp chất ưa béo và do đó không tan trong môi trường nước. Tuy nhiên, zeaxanthin sở hữu hai nhóm hydroxyl có độ phân cực cao hơn so với các carotenoid khác, cho thấy zeaxanthin có thể được hấp thụ và vận chuyển theo cách khác.
Thiếu magie có thể gây ra những bệnh gì?

Thiếu magie có thể gây ra những bệnh gì?

Thiếu hụt magie gây suy giảm sức khỏe và liên quan đến loãng xương, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, cùng nguy cơ bệnh tim. Hiểu tác động của thiếu magie giúp bổ sung đúng cách, phòng tránh các vấn đề sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến