Cây kế sữa (Cúc gai, Kế thánh) là thảo dược họ Cúc, phổ biến ở Địa Trung Hải. Chứa silymarin chống oxy hóa mạnh, cây hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư.
Cây kế sữa (Cúc gai, Kế thánh) là thảo dược họ Cúc, phổ biến ở Địa Trung Hải. Chứa silymarin chống oxy hóa mạnh, cây hỗ trợ điều trị bệnh gan, tiểu đường, xơ vữa động mạch và ung thư.
Hãy cùng DSCKI, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur điểm qua một số nghiên cứu tác dụng dược lý của cây Kế sữa trong bài viết sau.
Hình ảnh cây và Hoa Kế sữa
Tên khoa học: Silybum marianum (L.) -Họ: Cúc (Asteraceae)
Tên khác: Cây Đức Mẹ, Cúc gai, Kế thánh.
Kế sữa là cây thân thảo sống một hoặc hai năm, cao 30–150 cm. Thân thẳng, phân nhánh; lá xanh bóng, không có lá kèm, mép có gai nhọn màu vàng, thường có đốm trắng dọc theo gân.
Lá trên và giữa ôm thân; lá dưới lớn, có cuống và chia thùy.
Cụm hoa đầu đơn độc, rộng 3–10 cm. Hoa màu tím (hiếm gặp màu trắng), có 5 cánh, 5 nhị và bầu một ô.
Quả bế hình bầu dục thuôn, dài 7–8 mm, màu đen bóng với vân vàng.
Cây ra hoa từ tháng 5–8 ở năm thứ hai.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, cây Kế sữa đã được mô tả là có tác dụng chống "u sầu" (trầm cảm) và cứu sống người bị ngộ độc. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan, rối loạn tâm thần đã được thực hiện từ chiết xuất cây này.
Nguồn gốc địa Trung Hải, cây hiện phân bố rộng khắp châu Âu, Á, Mỹ. Tại Việt Nam, cây được du nhập và nhân giống thích nghi trồng trên đất cao, náng nhiều.
Bộ phận dùng: Toàn cây, nhưng thường là hạt.
Cách thu hái: Khi cây ra hoa kế sữa cao 1,2 - 3m, hoa màu tím đỏ, quả nhỏ có vỏ cứng, thu hái bằng găng tay do cây nhiều gai.
Hạt Kế sữa chứa:
- Glucose, pentose, tanin catechic, chất màu, chất đắng, cay.
- Histamin, tyramin, phyto melanin.
- Flavonolignans: Silydianin, silychristin, silibinin (gọp phần lớn trong silymarin).
Trong đó, silymarin là hợp chất có tác dụng chính, chống oxy hoá, bảo vệ gan, gồm các flavonolignan: silybin A, B; isosilybin A, B; silychristin, silydianin, taxifolin...
Silymarin – Hợp chất hoá học chính Kế sữa.
Cây Kế sữa hỗ trợ điều trị bảo vệ tế bào gan
Kế sữa đã được Ủy ban châu Âu (EU) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận có hiệu quả trong điều trị các rối loạn tiêu hóa liên quan đến gan mật. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại còn ghi nhận các công dụng nổi bật sau:
- Bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan
Chất silymarin trong Kế sữa giúp giải độc gan, ổn định màng tế bào gan, kích thích tái tạo tế bào mới, ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn và độc tố.
Được sử dụng trong điều trị viêm gan, suy gan, xơ gan và tổn thương gan do rượu, thuốc hoặc hóa chất.
- Điều trị xơ vữa động mạch
Kế sữa giúp giảm cholesterol máu, ngăn chặn oxy hóa LDL, từ đó phòng ngừa hình thành mảng bám trong lòng mạch – nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch.
Nhờ chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh như silymarin, Kế sữa có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư (tuyến tiền liệt, ung thư vú, đốt sống cổ… qua nghiên cứu trong ống nghiệm).
Silymarin có thể giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Chống nắng và bảo vệ da
Hoạt chất phytochemical trong silymarin giúp ức chế tia UV, hạn chế các tổn thương do phản ứng oxy hóa gây ra trên da.
Giảm thiểu tổn thương da do xạ trị ở bệnh nhân ung thư.
- Chống lão hóa, cải thiện sắc tố da
Chống lại tác hại của gốc tự do, nguyên nhân gây lão hóa sớm, nám, sạm, tàn nhang.
Hỗ trợ làm mờ nếp nhăn, ngăn ngừa đồi mồi, giúp làn da trẻ hóa và đều màu hơn.
Cây Kế sữa có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc trong dân gian để hỗ trợ phục hồi chức năng gan cho những người bị gan yếu, suy giảm chức năng gan do uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc tây dài ngày, nhiễm độc hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Một số cách dùng phổ biến sau đây - chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM cụ thể gồm:
Cách 1: Dùng rễ cây: Rễ cây Kế sữa có thể sử dụng trực tiếp (sống) hoặc đem nấu chín để uống.
Cách 2: Dùng lá cây: Dùng lá tươi, có thể sắc lấy nước hoặc nhai sống. Trước khi dùng nên cạo sạch phần gai trên lá để tránh gây xước miệng hoặc họng.
Nên chọn lá non, khi nấu nước sẽ có vị hơi ngọt, dễ uống.
Lưu ý: Vào thời điểm thời tiết nóng và khô, lá thường có vị đắng hơn bình thường.
Cách 3: Dùng thân cây:
Thân cây được bóc bỏ vỏ ngoài, sau đó đem ngâm nước cho mềm rồi sắc lấy nước uống.
Thời điểm tốt nhất để thu hái và sử dụng thân cây là vào mùa xuân, khi cây còn non, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hỗ trợ chức năng gan.
Cách dùng – Liều dùng:
Cây Kế sữa thường được bào chế dưới các dạng sau:
Kiêng kỵ:
Tác dụng phụ có thể gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, phát ban, tăng men gan tạm thời. Có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa enzyme.
Cần thận trọng nếu:
???? Lưu ý: Không tự ý sử dụng. để đảm bảo an toàn . người dùng càên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng.
Với những lợi ích sức khỏe rõ rệt, Kế sữa đang được ứng dụng để:
Ngoài ra, các chế phẩm hiện đại kết hợp chiết xuất kế sữa với các hoạt chất như L-Glutathione, Alpha Lipoic Acid, chiết xuất trà xanh, quả lựu, rễ cam thảo, cà chua, cùng vitamin và khoáng chất đang mở ra triển vọng mới trong chăm sóc sức khỏe tổng thể. Những công thức này không chỉ giúp giải độc gan, thanh lọc cơ thể, phòng chống ung thư mà còn hỗ trợ làm sáng da, chống lão hóa hiệu quả.
Cây Kế sữa là một trong những dược liệu quý giá với lịch sử sử dụng lâu đời và ngày càng được khẳng định giá trị qua các nghiên cứu y học hiện đại. Với hoạt chất chính là silymarin có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị ung thư và chăm sóc da, cây Kế sữa đã trở thành nguyên liệu tiềm năng trong nhiều lĩnh vực y dược.
Trong tương lai, việc phát triển vùng trồng dược liệu tại Việt Nam, kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại để chiết xuất và bào chế các dạng thuốc tiện dụng, sẽ giúp mở rộng hơn nữa ứng dụng của Kế sữa. Đặc biệt, trong bối cảnh các bệnh lý về gan ngày càng gia tăng do lối sống hiện đại, vai trò của Kế sữa trong các sản phẩm bảo vệ sức khỏe là rất đáng kỳ vọng.
Việc kết hợp Kế sữa cùng các hoạt chất thiên nhiên khác sẽ mở ra nhiều hướng đi mới trong ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm – không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur