Cách chống buồn ngủ khi học bạn có thể thử

Thứ năm, 22/12/2022 | 15:01

Buồn ngủ khi học gây mất tập trung và giảm hiệu quả, thành tích học tập. Vấn đề này xảy ra với hầu hết các bạn học sinh, sinh viên. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân gây buồn ngủ và những cách giúp tỉnh táo khi học.

01671696826.jpeg

Cách chống buồn ngủ khi học bạn có thể thử

Nguyên nhân nào gây buồn ngủ khi học

Thức khuya

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thức khuya là một thói quen xấu nhưng hầu như mọi người hay mắc phải. Việc thức đêm đã chiếm đi một phần trong chu kỳ giấc ngủ bình thường. Chúng ta cần ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để có thể đạt trạng thái tỉnh táo vào ban sáng. Tuy nhiên có những trường hợp dù ngủ đủ 7-8 tiếng nhưng vẫn gặp tình trạng buồn ngủ do giấc ngủ không sâu, chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn.

Không ngủ trưa

Ngủ trưa giúp cơ thể thả lỏng, thư giản sau khoảng thời gian làm việc buổi sáng. Chỉ cần dành ra khoảng 15-30 phút ngủ buổi trưa là đủ tránh ngủ trưa quá nhiều sẽ gây mệt mỏi sau khi dậy và mất ngủ vào buổi tối. Nếu không ngủ trưa sẽ khiến não bộ mệt mỏi và sinh ra buồn ngủ.

Não bộ thiếu oxy

Lười vận động, ăn quá nhiều chất béo, sử dụng máy tính nhiều, gối đầu quá cao khi ngủ là những nguyên nhân gây thiếu oxy não. Tuần hoàn máu não kém dẫn đến việc cung cấp oxy cho não sẽ bị ngưng trệ và sự phản xạ của chúng ta với mọi thứ xung quanh bị chậm thiếu tập trung.

Những biện pháp hiệu quả giúp tránh tình trạng buồn ngủ trong khi học

Ngủ đủ giấc

Cần sắp xếp thời gian một cách khoa học để có một giấc ngủ đầy đủ. Khi học bài quá khuya chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải vào sáng hôm sau. Ngoài ra, học bài quá khuya cũng không có hiệu quả cao vì lúc này não bộ không còn minh mẫn như học ban ngày và khó tập trung.

11671696826.jpeg

Buồn ngủ, ngủ gật khi học làm giảm hiệu quả, thành tích học tập

Chế độ ăn lành mạnh

Muốn cơ thể luôn tràn ngập năng lượng và trí tuệ minh mẫn khi học chúng ta cần có một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh. Đồ ăn giàu chất béo khiến cơ thể uể oải và chậm chạp. Nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít béo như sa lát, súp, khoai tây và protein từ thịt nạc. Để tăng cường lượng đường bổ sung năng lượng hãy sử dụng đường tự nhiên như ăn quả táo, cam, xoài …

Bổ sung nước đầy đủ

Hãy chắc rằng bạn không cảm thấy khát khi học vì mất nước sẽ làm cơ thể mệt mỏi gây ra cảm giác buồn ngủ. Cần chuẩn bị cho riêng mình một chai nước, tạo thói quen luôn mang bên mình một chai nước lọc, dù ở nhà hay đến thư viện và bất cứ khi nào sự tập trung giảm xuống, khi bắt đầu cảm thấy cơn mệt mỏi kéo đến hãy uống một ngụm nước.

Thỉnh thoảng uống nước không chỉ giúp cơ thể có một khoảng thời gian xả hơi nghỉ ngơi nhỏ giữa các tiết học mà còn cung cấp nước cho cơ thể để thúc đẩy hiệu suất học tập.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su cũng là cách có thể giúp tỉnh táo. Hãy để vài thanh kẹo cao su ưa thích vào sách và sổ ghi chú ghi chú là chúng ta có thể sử dụng mỗi khi cần tới.

Uống cà phê

Khi cần tỉnh táo và chống lại cơn buồn ngủ, mọi người thường uống cà phê. Tuy nhiên, không nên dùng nhiều hơn 300 đến 400 mg mỗi ngày. Để đảm bảo sức khỏe và tăng hiệu quả tỉnh ngủ hãy chia nhỏ lượng uống ra thành nhiều lần thay vì cố uống hết lượng lớn cà phê này trong một lần.

Hạn chế đồ uống có cồn

Bia, rượu là những đồ uống gây buồn ngủ. Nên hạn chế, tránh sử dụng những thức uống này khi học bài. Hãy dành chúng để chúc mừng cho bữa tiệc liên hoan sau khi đã kết thúc bài kiểm tra hay đợt thi cử.

Một giấc ngủ ngắn

Tương tự như ngủ trưa, việc được ngủ một chút (khoảng 10-15 phút) giữa các tiết học giúp cơ thể được giải tỏa căng thẳng và tái tạo năng lượng. Nếu có thời gian nghỉ giữa các tiết, hãy tranh thủ nghỉ ngơi sẽ giúp vượt qua các phần học sau tốt hơn.

Vận động

Đi dạo hay chỉ cần đứng dậy vươn người, vặn mình và di chuyển là cách để khởi động lại năng lượng toàn cơ thể. Không cần vận động quá sức, bước một vòng quanh phòng, nhảy lên và ngồi gập xuống hay dãn cơ… miễn là để máu lưu thông tốt giúp não nhận oxy nhiều hơn là được.

Thay đổi chủ đề học

Để hạn chế nhàm chán về tinh thần, hãy cố gắng thay đổi hay đảo lại, xoay vòng nhưng kiến thức đã học. Khi não bộ mệt mỏi, đừng cố học lúc đó nữa vì hiệu quả học không cao và chúng ta sẽ quên nhanh sau đó. Khi cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ nên thay đổi chủ đề đang học sang một điều khác trong bộ kiến thức cần ôn tập. Lựa chọn chủ đề mà bạn cảm thấy hứng thú.

Học nhóm

Nếu không thể tập trung tốt khi học một mình hay dễ cảm thấy buồn chán nếu không có ai trao đổi bài cùng. Hãy học theo nhóm hay tìm thêm một người bạn đồng hành. Học nhóm và cùng nhau trao đổi kiến thức có thể giúp hứng thú và chống lại được cơn buồn ngủ.

21671696826.jpeg

Học nhóm cùng nhau trao đổi kiến thức tăng sự hứng thú

Lựa chọn không gian học

Hãy thiết lập không gian học hợp lý. Cần có đủ ánh sáng, nhiệt độ thoải mái, có thể đứng dậy đi lại trong khi đọc bài. Tuy nhiên, chỉ tỉnh táo vẫn là không đủ để quá trình học được hiệu quả. Cần tập trung và liên kết các dữ liệu lại với nhau, nhớ những gì đã học và liên tưởng chúng với thực tế.

Nghe nhạc không lời

Theo giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Khi học bài khuya, nghe nhạc cũng là một cách chống buồn ngủ. Đây là phương pháp đã được chứng minh và rất nhiều người trên thế giới áp dụng hiệu quả. Những bản nhạc cổ điển không lời có tác dụng kích thích sóng não, làm giảm nhịp tim, huyết áp, nâng cao tối đa hiệu quả tiếp thu kiến thức.

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

RAU TÀU BAY – RAU DẠI VỚI NHIỀU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Rau tàu bay một nguồn thực phẩm quan trọng, cung cấp dinh dưỡng ngoài ra công dụng của rau tàu bay cũng được biết đến với tính năng chữa bệnh, được sử dụng trong nhiều phương pháp dân gian để điều trị các bệnh lý khác nhau.
Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Công dụng bất ngờ của đậu mèo trong y học hiện đại

Đậu mèo thường được sử dụng làm dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau bụng, trị giun,... nhờ vào sự đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý của nó.
Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng kháng sinh : Tất cả những gì bạn cần biết

Dị ứng với kháng sinh được coi là phản ứng có hại cho cơ thể, có thể phát hiện ngay sau khi sử dụng hoặc từ vài phút đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc.
Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Những lưu ý với thí sinh dự thi nhóm ngành sức khoẻ, sư phạm trong tuyển sinh 2024

Dự kiến ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho nhóm ngành giáo viên và sức khỏe sẽ được công bố ngày 20/7/2024. Thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào hai nhóm ngành này cần chú ý để đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển.
Đăng ký trực tuyến