Cách hiệu quả giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay

Thứ sáu, 27/01/2023 | 10:31

Vị cay có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày do đó chúng ta có thể bị đau dạ dày sau khi ăn cay. Ngoài việc đau dạ dày, các triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, nóng rát dạ dày… cũng có thể xảy ra.

Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu những cách hiệu quả giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay.

01674790838.jpeg

Cách hiệu quả giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay

1. Nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn cay?

Quả ớt có chứa capsaicin, chính hợp chất hóa học này giúp tạo ra vị cay. Hàm lượng capsaicin có trong mỗi loại ớt khác nhau và hàm lượng càng cao thì ớt càng cay. Khi ăn ớt, dạ dày sẽ tiếp xúc với capsaicin và dạ dày sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra chất nhầy để giúp bảo vệ niêm mạc.

Nếu ăn ớt thườngng xuyên hoặc ăn một lần quá nhiều ớt sẽ làm cho hiệu quả bảo vệ của chất nhầy bị suy giảm, chất cay sẽ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày làm cho dạ dày bị sưng tấy và gây ra cảm giác đau. Bên cạnh đó, ăn nhiều ớt còn gây ra các triệu chứng khác như giảm vị giác ở miệng, ợ nóng, ợ chua... Hơn nữa, triệu chứng đau dạ dày sau khi ăn cay sẽ càng nghiêm trọng và nặng nề hơn ở những người có các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản...

2. Những cách giúp giảm đau dạ dày sau khi ăn cay

Theo Giảng viên Dược – Trường cao đẳng Y dược Pasteur, nếu gặp phải tình trạng đau dạ dày say khi ăn cay, có thể áp dụng các cách sau đây để làm giảm cảm giác nóng, đau rát, khó chịu:

Những loại đồ uống

  • Mật ong: Vị ngọt của mật ong giúp trung hòa lượng acid trong dịch vị dạ dày và giảm đi nồng độ cay do ăn ớt. Sau khi ăn cay, chúng ta chỉ cần uống một ly nước ấm pha mật ong hay một ly trà hoa cúc mật ong sẽ giúp tình trạng đau rát dạ dày được cải thiện một cách hiệu quả.
  • Sữa: uống sữa là cách hiệu quả giúp giảm tình trạng đau rát dạ dày và giảm cay. Uống sữa sẽ tạo cảm thấy dễ chịu lập tức.
  • Nước ép rau củ quả: có thể chọn các loại rau củ quả như dưa hấu, cà rốt, táo, nha đam... vì đây đều là những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, có tính mát sẽ giúp kiểm soát lượng acid trong dạ dày và giảm được tình trạng kích ứng.
  • Nghệ: tinh chất Curcumin có chứa dồi dào trong nghệ, curcumin giúp kháng viêm, giảm tiết và trung hòa môi trường acid vì vậy sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Chúng ta có thể pha 2 muỗng nhỏ tinh bột nghệ cùng với 200ml nước ấm sau đó khuấy đều và có thể sử dụng.
  • Trà thảo mộc: một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại trà thảo mộc ví dụ như trà cam thảo, hoa cúc, bạc hà... có công dụng hiệu quả trong việc làm giảm cảm giác sưng tấy và kích ứng ở miệng, dạ dày hiệu quả, đặc biệt là sau khi ăn cay.
  • Gừng: trong gừng có chứa hoạt chất Phenol, chính hoạt chất này sẽ giúp làm dịu đi những triệu chứng ở dạ dày như đau bụng, buồn nôn…
11674790838.jpeg

Trà thảo mộc, trà gừng hiệu quả cho việc giảm đau dạ dày khi ăn cay

Các loại trái cây

  • Táo: quả táo rất giàu hợp chất pectin, giúp hệ tiêu hóa được kích thích hoạt động tốt hơn. Chúng ta có thể ăn một quả táo hay ăn táo kèm với những loại thực phẩm khác như sữa chua để làm giảm đau dạ dày.
  • Quả bơ: quả bơ có rất nhiều các chất chống viêm và oxy hóa do đó có tác dụng hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, bơ là loại quả giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động thoải mái hơn sau những cơn đau do việc ăn cay.
  • Dưa leo: dưa leo là loại quả có tính mát, chứa nhiều nước và có công dụng tốt giúp giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. 
  • Bánh mì: bánh mì giúp thấm hút dịch vị dạ dày, trung hòa lượng acid dịch vị làm giảm các cơn đau dạ dày do các hoạt chất trong ớt gây nên kích ứng và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
  • Đu đủ: người bị đau dạ dày nên bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đu đủ có chứa 2 loại enzyme là chymopapain và papain giúp phân giải protein và giảm tải các hoạt động cho dạ dày. Bên cạnh đó, đu đủ cũng rất hiệu quả trong việc làm dịu các cơn trào ngược dạ dày do tác dụng cân bằng acid trong dịch vị dạ dày. Nhưng cần lưu ý rằng cần ăn đu đủ chín và hạn chế ăn đu đủ xanh.

3. Những loại thực phẩm cần hạn chế ăn khi bị đau dạ dày

  • Thực phẩm dầu mỡ, chứa nhiều chất béo
  • Tránh xa rượu, bia
  • Những loại trái cây có tính chua, tính acid như chanh, cam, quýt, bưởi
  • Những loại thực phẩm khó tiêu hóa

Theo giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Trên đây là những loại thực phẩm có thể làm cơn đau dạ dày bị nghiêm trọng hơn. Nếu như tình trạng sau khi ăn cay bị đau dạ dày không được cải thiện dù bạn đã áp dụng nhiều cách khác nhau thì biện pháp tốt nhất chính là nên đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến