Cần xử trí khi bị chuột rút như thế nào

Thứ năm, 26/01/2023 | 17:25

Khi bị chuột rút sẽ xuất hiện cơn đau kéo dài khoảng vài phút. Tùy thuộc vào các cơn đau mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau

Ở một vài trường hợp cơn đau có thể kéo dài vài giây nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài đến 10 phút. Như vậy cần phải xử trí như thế nào khi bị chuột rút thường xuyên?

01674729153.jpeg

Chứng chuột rút hay gặp phải ở nhiều người

1. Chuột rút nhận biết như thế nào?

Chuột rút là hiện tượng cơ bắp xuất hiện cơn đau nguyên nhân do sự co thắt cơ bắp. Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân, phía dưới và sau đầu gối. Đôi khi các cơ nhỏ của bàn chân sẽ bị ảnh hưởng. Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, cơn đau có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc kéo dài đến 10 phút.

Chuột rút thường xảy ra phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường - được gọi là chuột rút ban đêm. Ngoài ra, còn có thể xảy ra khi đang nghỉ ngơi.

2. Điều gì được cảnh báo khi bị chuột rút thường xuyên?

Theo giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Chuột rút chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý như sau:

  • Cơ thể bị mất nước

Khi cơ thể bị mất nước sẽ làm các tín hiệu điện và ion bị mất cân bằng. Do đó, lúc này cơ thể không biết tín hiệu xuất phát từ não hay chỉ là mất cân bằng điện xung quanh tế bào dẫn đến sự rối loạn các cơ và cơ co rút không thể báo trước. Với trường hợp này, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách uống nhiều nước, 1,5-2 lít nước/ngày và bổ sung thêm các chất điện giải.

  • Không thay đổi tư thế

Khi chúng ta để yên một tư thế trong khoảng thời gian dài sẽ khiến các bó cơ bị căng ra. Đến khi di chuyển trở lại đột ngột, các bó cơ bị co lại một cách bất ngờ gây nên cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chuột rút lưng, mông, bắp chân...

  • Chèn ép dây thần kinh

Khi gặp các bệnh lý như hẹp đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp… có thể gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến chuột rút. Có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.

  • Thiếu canxi trong giai đoạn thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút do có sự thay đổi hormon. Trong giai đoạn thai kỳ, do sự thiếu hụt calcium, magnesium, phosphor, do trọng lượng thai nhi, sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chân hoặc do các cơ ở chân phải chịu sức nặng của cơ thể.

11674729153.jpeg

Phụ nữ mang thai dễ bị chuột rút do có sự thay đổi hormon

  • Rối loạn tuần hoàn máu, thiếu máu

Khi bị thiếu máu hay rối loạn tuần hoàn máu sẽ khiến không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến bị chuột rút bàn chân, cánh tay, bắp chân … và gây đau đớn.

  • Bệnh lý đi kèm

Một số bệnh lý như lọc máu thận, tuyến giáp kém, bệnh động mạch ngoại biên, rối loạn dây thần kinh, xơ gan, nhiễm độc chì, uống nhiều bia, rượu…cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chuột rút hoặc làm tình trạng này xảy ra thường xuyên.

Do đó, khi bị chuột rút thường xuyên, nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để tìm được nguyên nhân chính xác và tìm cách khắc phục triệu chứng khó chịu, đau đớn này.

3. Biện pháp xử trí khi bị chuột rút bắp chân

Khi có cảm giác cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng thả lỏng cơ thể để làm giảm sự căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt giúp triệu chứng đau được giảm đi rất nhiều. Để ngăn ngừa chứng chuột rút xảy ra vào ban đêm, trước khi ngủ hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vòng vài phút. Nếu bị chuột rút tại vị trí bắp chân thì kéo gập lưng bàn chân hết mức trong vài phút để làm căng cơ này, nếu bị co rút cơ mặt trước cẳng chân thì duỗi bàn chân hết mức trong vài phút.

Hãy để chăn, mền ở vị trí dưới chân giường để ngăn chặn bàn chân và các ngón chân không bị gập xuống trong khi ngủ. Có thể bổ sung canxi và magne để ngăn ngừa tình trạng chuột rút tuy nhiên tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Biện pháp giúp phòng ngừa chứng chuột rút

Để chứng chuột rút không làm phiền và gây ảnh hưởng, ngay từ lúc này hãy tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước (khoảng 6 - 8 cốc).
  • Thường xuyên tập thể dục và cần khởi động kỹ trước khi luyện tập. Tạo thói quen cho đôi chân được tập thể dục trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung nhiều rau và các loại quả như chuối, cam, mơ, xoài, đu đủ...
  • Cần thực hiện chế độ cân bằng dinh dưỡng giữa các chất đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất.
  • Đừng để tâm trạng bị stress, căng thẳng quá độ vì có thể dẫn đến chuột rút khiến hormon trong cơ thể bị mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh và huyết áp tăng cao.

Theo giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu cho biết rằng: Tóm lại, tuy chuột rút không phải là hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm nhưng nếu để xảy ra thường xuyên cần phải thăm khám vì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh bảo các vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây mệt mỏi đau nhức khắp người và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mệt mỏi đau nhức khắp người có thể do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, viêm nhiễm và bệnh lý mãn tính.
Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý trong các phương thức tuyển sinh.
Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Cách sử dụng thuốc giải rượu và những cách giải rượu khác

Say rượu bia gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, công việc. Hiện nay, nhiều loại thuốc giải rượu đã được nghiên cứu, giúp giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp giải rượu tự nhiên mà không cần dùng thuốc.
 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

 Angut 300 điều trị gout mạn và lưu ý khi sử dụng

Angut 300 là thuốc được chỉ định trong điều trị gout mạn tính, sỏi urat và các tình trạng tăng acid uric trong máu. Người bệnh cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Angut 300.
Đăng ký trực tuyến