Da nhiễm corticoid hay ngộ độc corticoid là biến chứng do lạm dụng sản phẩm chứa hoạt chất này trong thời gian dài, gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Vậy làm thế nào để phục hồi da nhiễm corticoid và cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị?
Da nhiễm corticoid hay ngộ độc corticoid là biến chứng do lạm dụng sản phẩm chứa hoạt chất này trong thời gian dài, gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Vậy làm thế nào để phục hồi da nhiễm corticoid và cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị?
Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, corticoid là thuốc kháng viêm dùng để giảm viêm, sưng, và dị ứng, thường điều trị các bệnh da liễu như chàm, vảy nến, eczema, viêm da, lupus ban đỏ, và mụn. Theo Bộ Y tế, corticoid có nguy cơ gây tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách, nên chỉ sử dụng theo đơn bác sĩ.
Tuy nhiên, lạm dụng corticoid trong các sản phẩm chăm sóc da không theo chỉ định đang gia tăng, gây tổn thương và ngộ độc da. Hoạt chất này thường có trong kem trộn trắng da, rượu thuốc, và sản phẩm trị mụn kém chất lượng. Ban đầu, corticoid liều cao cải thiện mụn, làm trắng da và mờ thâm, nhưng sau thời gian dài, lớp biểu bì của da bị tổn thương và mất khả năng bảo vệ, dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng.
Cấp độ 1: Da mới nhiễm corticoid sau thời gian ngắn sử dụng nồng độ thấp có cảm giác ngứa, râm ran và bong tróc nhẹ, vùng da ửng đỏ.
Cấp độ 2: Da bắt đầu có bóng nước nổi, kèm cảm giác đau nhức, bóng nước vỡ hình thành vết thương có mủ và sưng đỏ, vết thương lan rộng.
Cấp độ 3: Da bị tổn thương hệ mao mạch, luôn khô ráp, sưng tấy, dễ bắt nắng, ngứa, căng do phù nề, khi chạm vào hoặc dùng sản phẩm chăm sóc da sẽ thấy châm chích.
Cấp độ 4: Da xuất hiện mụn viêm và mụn trứng cá không kiểm soát, sưng, ngứa rát, khô ráp, châm chích sau khi cắt corticoid đột ngột.
Cấp độ 5: Da bỏng rát, đau nhức thường xuyên, có dấu hiệu hoại tử màu nâu sậm, mụn nước trên nền da khô, căng tức, bong tróc tạo vảy, gây đau rát và ngứa ngáy dữ dội.
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, tình trạng da nhiễm corticoid là kết quả của việc lạm dụng quá mức hoặc tự ý sử dụng các sản phẩm chứa hoạt chất này. Vì corticoid có tính kháng viêm mạnh, khi dùng liều cao trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trên da và gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc. Đồng thời, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế sự phát triển của da, dẫn tới lớp thượng bì mỏng dần và mất khả năng bảo vệ da dưới tác động bên ngoài.
Một số sản phẩm chứa corticoid thường bị lạm dụng bao gồm:
Một số phương pháp phục hồi da nhiễm corticoid bao gồm:
Dừng hoặc giảm dần việc sử dụng các sản phẩm chứa corticoid:
Điều đầu tiên cần làm khi da có dấu hiệu nhiễm corticoid là giảm dần liều dùng để tránh tình trạng phụ thuộc thuốc. Người bệnh nên giảm liều từ từ trước khi ngưng hoàn toàn để tránh gây sốc da. Cắt liều corticoid đột ngột có thể gây nổi mụn ồ ạt và viêm nhiễm nghiêm trọng. Quá trình này sẽ giúp phục hồi da một cách an toàn và hiệu quả.
Tập trung làm sạch da:
Trong thời gian điều trị phục hồi da nhiễm corticoid, việc làm sạch và giữ da khô thoáng là rất quan trọng. Da yếu và có tình trạng viêm nhiễm do mụn và các tổn thương khác dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, việc giữ da sạch là rất quan trọng. Nên lựa chọn sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, hạn chế tối đa các thành phần có thể gây kích ứng hoặc tổn thương da.
Bổ sung dưỡng chất:
Corticoid tồn tại trong da thời gian dài khiến da bị tổn thương và mất cân bằng dưỡng chất. Trong quá trình điều trị phục hồi, nên bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường dưỡng chất và tái tạo da khỏe mạnh hơn. Ưu tiên các sản phẩm dưỡng da chứa vitamin (B5, E, C,...), kẽm hoặc các axit amin để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.
Điều trị bằng thuốc:
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp giảm viêm, giảm đau hoặc hỗ trợ quá trình phục hồi da nhiễm corticoid. Đối với một số bệnh nhân có dấu hiệu nấm da, cũng được kê thêm thuốc điều trị nấm. Không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị, vì tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ nhiễm corticoid sẽ có liều lượng được bác sĩ chỉ định tương ứng.
Trị liệu da chuyên sâu:
Trị liệu da chuyên sâu hỗ trợ cải thiện và phục hồi làn da bằng phương pháp tiêm vi tiêu. Phương pháp xâm lấn này sẽ đưa các loại chất vi lượng, thuốc, vitamin,... vào da để thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo của tế bào da. Nên thực hiện trị liệu tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nguồn: Tin tức Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur