Cách sử dụng các loại đậu tốt cho sức khỏe tim mạch

Thứ sáu, 23/12/2022 | 10:55

Các loại đậu trong như một phần của chế độ ăn uống hằng ngày lành mạnh cải thiện mức cholesterol cao một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim. Dưới đây chia sẻ các loại đậu tốt cho sức khỏe tim mạch và cách chế biến các bạn cùng tham khảo nhé!

20201110_164857_789578_uong-nuoc-dau-den-c.max-1800x1800

Nước đậu đen

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày bổ sung thêm các loại đậu trong như một phần của chế độ ăn/uống hằng ngày lành mạnh có thể giúp cải thiện mức cholesterol cao là một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim...Dưới đây là chuyên mục Tin tức y dược cập nhật và chia sẻ các loại đậu tốt cho sức khỏe tim mạch và cách chế biến:

Đậu đen

Trong đậu đen có chứa canxi, phốt pho... là những yếu tố cần thiết giúp cho xương chắc khỏe. Đậu đen còn có chứa folate và magiê, giúp giảm huyết áp.

Nước đậu đen:  Đun sôi 1 lít nước rồi cho vào nồi khoảng 60gr đậu đen đã rang vào, đậy nắp và đun tiếp 5-10 phút cho dưỡng chất trong đậu đen thôi ra hết.

Lưu ý: Không uống nước đậu đen khi có các vấn đề tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, viêm đại tràng...

Salad đậu đen: Đậu đen, ngô đem nấu chín; ớt chuông đỏ cắt nhỏ, hành tím cắt nhỏ, tỏi băm, rau mùi cắt nhỏ, dầu oliu nguyên chất, nước cốt chanh, một ít muối và tiêu đen (tùy theo khẩu vị). Trộn các nguyên liệu đã chuận bị trong một tô lớn và thưởng thức.

Ngoài ra, đậu đen còn có thể chế biến biến thành các món ăn khác nhau như chè đậu đen, cháo đậu đen, cơm dừa đậu đen... tùy theo sở thích và nhu cầu mà có thể áp dụng cho chính mình.

photo-1-1624193453129881987448

Món ăn chè đậu trắng

Đậu trắng

Đậu trắng có chứa nhiều: chất xơ, vitamin A, chất béo, folat, protein, carbohydrat... Theo đó, loại đậu rất tốt cho người bệnh bị tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, đái tháo đường, người mệt mỏi, ăn uống kém...

Bác sĩ YHCT giảng viên Y Dược HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đông y, đậu trắng có tính bình, không độc, có tác dụng bổ 5 tạng, hỗ trợ 12 kinh mạch. Cách chế biến món ăn với đậu trắng tốt cho tim mạch:

Đậu trắng hầm tỏi: Cho đậu trắng + tỏi với một lượng vừa đủ vào nồi cùng với 2 lít nước hầm cho tới khi nước cạn còn tầm 1 chén, ăn 3 lần/ngày.

Salad đậu trắng: Đậu trắng (nấu chín), cà chua bi, rau sống, hành, tỏi, giấm, dầu ăn, chanh, đường. Trộn các nguyên liệu trên trong bát, gia giảm gia vị cho phù hợp khẩu vị và thưởng thức.

Ngoài ra còn có thể chế biến đậu trắng thành nhiều món ăn khác nhau như chè đậu trắng khoai môn, đậu trắng hầm thịt gà lá ngải, đậu trắng hầm xương bò... để bạn lựa chọn sử dụng vào thời điểm thích hợp.

Lưu ý: Khi chế biến món ăn từ đậu trắng để, nên ngâm đậu trước khoảng 30 phút để đậu khi nấu được nhanh nhừ hơn.

20211216_100259_389877_uong-nhieu-sua-dau-.max-1800x1800

So với các loại đậu khác thì đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn

Đậu nành

So với các loại đậu khác thì đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nửa cốc đậu nành chứa 34 gam protein và 1.675 miligam (mg) kali, trong khi nhiều loại đậu khác có khoảng 8 hoặc 9 gam protein trong mỗi nửa cốc. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây ở Toronto, Canada, tại Bệnh viện St. Micheals, đã kết luận rằng protein đậu nành có thể làm giảm đáng kể cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Sữa đậu nành: Đậu nành, đường/sữa đặc.

Cách làm:

  • Ngâm đậu nành trong nước và để qua đêm để hạt đậu được nở căng. Lọc bỏ vỏ đậu và cho đậu vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp thu được để lấy nước, bỏ bã. Nên lọc bã đậu từ 2-3 lần để loại bỏ hết bã đậu.
  • Đổ phần nước đậu đã lọc vào nồi và đun với lửa nhỏ đến khi sôi, cho thêm đường/sữa đặc vừa khẩu vị. Tiếp tục đun sôi thêm 5-10 phút.
  • Sữa đậu có thể uống khi còn nóng, ấm hoặc uống lạnh tùy thuộc vào sở thích.

Lưu ý: Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: với đối tượng mắc bệnh lý có cholesterol máu cao, xơ vữa mạch máu, thừa cân/béo phì, huyết áp cao... nên sử dụng sữa đậu nành 400-500ml/ ngày.

Tuy nhiên, đậu nành còn chế biến được thành nhiều sản phẩm khác nhau như đậu phụ, tào phớ... nên có thể thay đổi các món khi sử dụng, nhưng nên duy trì với một lượng tiêu thụ khoảng 40gr-50gr đậu nành/ngày.

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến