Can khương món quà quý của thiên nhiên ban tặng

Thứ năm, 22/12/2022 | 10:21

Can khương là Gừng khô, với thành phần đa dạng, dược tính cao nên vừa được dùng làm vị vừa là gia vị vừa là vị thuốc rất tốt chữa các bệnh như đầy bụng, đi ngoài lỏng, chân tay lạnh tê bì cảm mạo, nôn,…

Hãy cùng Dược sĩ, Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tìm hiểu về công năng của vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!

01671679973.jpeg

Cây gừng hay còn gọi là can khương

1. Tổng quan về Gừng

Tên gọi khác: Khương, Can khương, Sinh khương

Sinh khương: củ (thân rễ) tươi. Can khương: thân rễ phơi khô.

  • Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae)

1.1. Đặc điểm thực vật

Gừng là cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần hóa thành xơ.

Lá mọc so le, có hình mũi mác, không cuống, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm.

Trục hoa xuất phát từ gốc, cụm hoa có dạng trứng dài khoảng 20cm, rộng từ 2 – 4cm, lá bắc hình trứng, dài 2,4cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài khoảng 1cm, Loài của cây này trồng ít ra hoa.

Toàn cây, và cả thân rễ đều mùi thơm và vị cay nóng.

Mùa hoa quả: Tháng 5 – 8 trong năm.

1.2. Phân bố

Gừng được trồng ở khắp mọi nơi trong nước để lấy củ ăn và làm thuốc,

Gừng còn trồng để làm mứt và xuất khẩu.

2. Bộ phận dùng – chế biến:

  • BPD: Thân rễ còn gọi là củ, là bộ phận được sử dụng để làm thuốc.
  • Chế biến: Thường thu hoạch vào mùa đông,Gường tươi đào lấy thân rễ già, cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch và phơi nắng khô sẽ thu được Can khương.( Gừng khô)

Gừng còn cất lấy tinh dầu với hiệu suất 1 - 2,7%.

Từ bột gừng khô có thể điều chế nhựa dầu gừng với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4 - 6,5%

3. Thành phần hóa học

Trong gừng có 1 – 3% tinh dầu, chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic.

Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,8%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Vị cay của Gừng là do hoạt chất zingeron.

Trong tinh dầu có: β phelandren, α camphen, zingiberene C15H24, một ít citral bocneola và geraniol, một rượu sesquiterpene.

Nhựa gồm: một nhựa trung tính, hai nhựa acid,

4. Tác dụng dược lý

* Theo y học cổ truyền

  • Sinh khương ( gường tươi) vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh tỳ, phế và vị.

Tác dụng ôn trung, phát biểu tán hàn, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thuỷ giải độc dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng bụng trướng đầy, giải độc bán hạ, nôn mửa, nam tinh, đờm ẩm sinh ho, cua cá. 

  • Can khương (gừng khô) tính ôn, vị cay đắng tính đại nhiệt vào 4 kinh tâm, tỳ, phế, vị  Có tác dụng hồi dương thông mạch, ôn trung tán hàn dùng để trị bụng đau, mạch nhỏ, thổ tả,,.

Công dụng: Hồi dương, thông mạch, táo thấp, ôn trung tán hàn, tiêu đàm.

Chủ trị: Đau bụng hàn, nôn mửa ỉa chảy, đầy trướng khó tiêu,  ho suyễn, tứ chi lạnh, tán khương tăng cường chỉ huyết. chân tay lạnh, suyễn ho phong hàn thấp tỳ…

* Theo y học hiện đại

Can khương có những tác dụng dược lý như sau:

  • Ức chế thần kinh trung ương, Cao chiết Gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên  và khi dùng chung thuốc ngủ sẽ tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric.
  • Hạ nhiệt: 2 hoạt chất shogaol và gingerol thí nghiệm trên chuột đã được gây sốt bằng cách tiêm men bia thấy giảm sốt
  • Chống co thắt, Giảm đau và giảm ho,.
  • Chống nôn: dịch chiết Gừng khô có tác dụng gây nôn trên chó bằng đồng sulfat.
  • Trong đường tiêu hóacó tác dụng Kích thích sự vận chuyển
  • Tác dụng chống viêm: dịch chiết Gừng khô tiêm dưới da có tác dụngức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm tiêm dưới da cho chuột nhắt.

5.Công dụng – liều dùng

Có tác dụng làm ấm trừ hàn, chữa trị bụng đau, chân tay hàn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, đầy trướng khó tiêu, ho suyễn, tứ chi lạnh.

Liều dùng 5 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường dùng phối hợp với các thuốc khác.

6. Một số bài thuốc có Can khương

1. Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn, có đờm

Can khương 10g, Chích cam thảo 4g,

Đem sắc nước 300ml, sắc còn 100ml chia nhiều lần uống trong ngày.

2. Chữa trị đau bụng, đầy bụng

Can khương sấy khô tán nhỏ dùng nước cơm chiên thuốc, mỗi lần uống 2 – 4g.

3. Đi lỵ ra máu

Can khương đốt tồn tính ngày uống nhiều lần,

Uống 2 – 4g/lần, chiêu bằng cháo hay nước cơm.

4. Chữa trị cảm hàn rét run hoặc đau bụng lạnh, đi phân nước

Can khương, Riềng ấm, mỗi vị 15 – 20g. Sắc uống.

5. Chữa Trị cảm mạo phong hàn

Sinh khương 3 lát, Tía tô, Bạc hà , Kinh giới  mỗi vị10g, Bạch chỉ, vỏ quýt và Địa liền mỗi vị 6g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang dùng liên tục trong 3 ngày.

6.Chữa viêm khớp dạng thấp

Can khương 3g, Phụ tử 6g, Đương quy, Xuyên khung , Bạch thược, Thục địa mỗi vị 9g.

Sắc uống 1 ngày/thang.

11671679973.jpeg

Can khương là trị cảm hàn rét

7. Khử mùi hôi, tanh

Khử mùi hôi nách, hôi chân:  xát vài lát gừng vài lần vào nách, bàn chân làm giảm được mùi hôi.

Khử mùi tanh, hôi của thức ăn như khi làm thịt ngan, vịt , cá: xát gừng vào hoặc cho vào vài lát gừng sẽ làm giảm mùi tanh, hôi của thức ăn.

7. Lưu ý khi sử dụng Can khương

Can khương là vị thuốc đại cay nên:

  • Không nên dùng cho phụ nữ mang thai hay những người âm hư.
  • Người có nhiệt từ trong ra ngoài người, bụng đau do nhiệt và nôn ra máu thì không dùng được.
  • Tránh dùng chung với Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu, dạ minh sa

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Gừng ( Can khương) là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi trong đời sống.Nó vừa là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Là vị thuốc rất tốt chữa các bệnh như cảm mạo, nôn, đầy bụng, đi ngoài lỏng, chân tay lạnh tê bì…Tuy nhiên khi sử dụng nó cũng cần chú ý, không nên tự ý sử dụng có thể bạn cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc chuyên môn để sử dụng được an toàn hơn./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh: Vì sao xảy ra và cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi dùng kháng sinh là nỗi lo của nhiều cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.
VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

VITAMIN B12 – DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO HỆ THẦN KINH VÀ TẠO MÁU

Vitamin B12 (cobalamin) là vitamin nhóm B tan trong nước, thiết yếu cho hệ thần kinh, tạo máu và chuyển hóa cơ thể. Nó có nhiều trong thực phẩm động vật và không thể tự tổng hợp trong cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm họng liên cầu và cách điều trị

Viêm họng liên cầu là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hiệu quả.
Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Các loại thuốc giảm đau và tác dụng phụ bạn nên biết

Thuốc giảm đau được xem là một trong những thành tựu đáng kể của y học hiện đại, giúp con người kiểm soát hiệu quả những cơn đau do bệnh tật gây ra. Vậy có bao nhiêu loại thuốc giảm đau và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?
Đăng ký trực tuyến