Thuốc Hyaluronidase là gì,chỉ định, liều dùng và những lưu ý

Thứ năm, 22/12/2022 | 15:43

Thuốc Hyaluronidase với chỉ định,tác dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc mà chúng ta cần biết, hãy tìm hiểu thuốc Hyaluronidase bài viết sau đây nhé

01671699442.jpeg

Thuốc Hyaluronidase là gì,chỉ định, liều dùng và những lưu ý

Chỉ định,tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Tên thường gọi: Hyaluronidase

Tên gọi khác:

HYAL-1: Hyaluronidase (glycoprotein, sheep testis isoenzyme)

Hyaluronidase,ovine: Hyaluronidase (sheep testis isoenzyme)

Hyaluronidase precursor: Hyaluronidase PH-20

Ovine hyaluronidase: Sperm adhesion molecule 1

Sperm surface protein PH-20   

Hyaluronidase là gì

Tên thuốc gốc (Hoạt chất) : Hyaluronidase

Loại thuốc:Enzym

Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm: 150 đvqt/ml.

Chỉ Định Của Hyaluronidase

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tăng hấp thu thuốc khi tiêm dưới da ,tăng tính thấm thấu của thuốc tê,tăng tính thấm thấu của dịch truyền tăng tính thấm của thuốc tê và tăng tính thấm của dịch truyền dưới da.

Chống Chỉ Định Của Hyaluronidase

  • Mẫn cảm với hyaluronidase.
  • Tiêm tĩnh mạch hyaluronidase.
  • Tiêm trực tiếp vào vùng nhiễm khuẩn hoặc u ác tính
  • Dùng trực tiếp trên giác mạc.

Liều Lượng & Cách Dùng Của Hyaluronidase

Người lớn và trẻ em

Tiêm truyền dưới da hoặc tiêm bắp:

Tiêm dưới da 5 liều dung dịch 0,2 ml chứa 15 đơn vị/ml hoặc tiêm trong da xung quanh vùng thoát mạch.

Tác dụng phụ của hyaluronidase.

  • Phù nề
  • Đau
  • Viêm,nhiễm trùng hoặc tràng dịch.

Hiếm gặp trong những trường hợp làm  suy giảm thị lực sau khi tiêm hyaluronidase.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Hyaluronidase

Lưu ý chung

Không bôi trực tiếp lên giác mạc.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Hyaluronidase để tiêm là một enzym phân giải protein, vô khuẩn, tan trong nước. Hyaluronidase thủy phân mucopolysaccharid loại acid hyaluronic. Acid hyaluronic là một trong các polysaccharid nhớt chủ yếu của mô liên kết và da, tồn tại ở dạng gel và là một trong các thành phần chính của chất gắn kết mô, chất này làm cản trở các dịch khuếch tán qua mô. Bởi vậy hyaluronidase làm giảm độ nhớt của mô liên kết và làm dịch tiêm thấm vào mô.

Tốc độ khuếch tán dịch tiêm tỷ lệ với liều lượng hyaluronidase được dùng. Mức độ khuếch tán dịch tiêm nói chung tỷ lệ với thể tích dung dịch được dùng.

Hyaluronidase giúp tăng sự phân tán và tốc độ hấp thu của những thuốc khác và giảm bớt sự khó chịu do tiêm dưới da hoặc tiêm bắp các dung dịch thuốc.

Không được tiêm hyaluronidase vào xung quanh hoặc vào vùng nhiễm khuẩn vì

gây lan rộng nhiễm khuẩn.

Hyaluronidase làm tăng hiệu quả của thuốc gây tê, đặc biệt trong gây tê phong bế thần kinh. Mặc dù hyaluronidase tăng cường (tăng diện tích và tác dụng nhanh) hiệu quả của thuốc tê, nhưng thuốc làm giảm thời gian tê; Ðiều đó có thể khắc phục bằng epinephrin (adrenalin) mà không làm giảm lan tỏa tác dụng của hyaluronidase.

Hyaluronidase làm tăng hiệu quả của thuốc gây tê trong phẫu thuật mắt và thuốc còn được dùng để tăng cường tác dụng giảm trương lực cơ của thuốc gây tê trên mắt sau khi tiêm nhãn cầu trước khi phẫu thuật thủy tinh thể (hyaluronidase dùng thay cho alpha - chymotrypsin, thuốc được dùng trong phẫu thuật mắt trước đây, vì hyaluronidase không có tác dụng phụ thường gặp của alpha - chymotrypsin là làm tăng nhãn áp tạm thời do những mảnh dây chằng treo thể thủy tinh sót lại sau khi tiêm enzym, làm tắc lưới bè củng giác mạc). Không có biến chứng trực tiếp do sử dụng hyaluronidase. Tuy nhiên, tiêm thuốc tê sau nhãn cầu, thỉnh thoảng gây thủng cầu mắt hoặc gây thấm thuốc tê vào thần kinh thị giác do đó có thể dẫn đến suy giảm hệ thần kinh trung ương thứ phát do phân tán thuốc vào vỏ thần kinh thị giác.

Tuy hyaluronidase làm giảm nhãn áp khi tiêm dưới kết mạc hoặc khi dùng liệu pháp ion cho những người bệnh glocom, nhưng thuốc không có giá trị lâm sàng trong điều trị bệnh vì khó dùng và có thời gian tác dụng ngắn.

Tương Tác Thuốc

Tương tác với các thuốc khác

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Khi kết hợp hyaluronidase với các thuốc khác nên xem xét thận trọng để tránh tương tác thuốc với các loại thuốc sau đây:

  • Furosemide (Lasix);
  • Phenytoin (Dilantin.Di Hy Dan);
  • Thuốc an thần hoặc thuốc giảm lo âu (như Valium, Xanax, Tranxene);
  • Aspirin hoặc salicylat . (Aspirin PH8,Natri Salicylate);
  • Cortisone hoặc ACTH (corticotropin);
  • Estrogen;
  • Thuốc kháng histamin (như một loại thuốc cảm lạnh hay dị ứng).
11671699899.jpeg

Thuốc hyaluronidase có thể tương tác với các loại thuốc trên

Tương kỵ thuốc

  • Dung dịch tiêm dưới da phải đẳng trương với dịch ngoại bào trước khi tiêm.
  • Hyaluronidase tương hợp với các dịch truyền thường dùng như natri clorid 0,9%, Hyaluronidase hòa trộn được với các thuốc sau để điều trị: Morphin, diamorphin, clorpromazin, metoclopramid, promazin, thuốc gây tê tại chỗ.
  • Không trộn với epinephrin hydroclorid, heparin natri, furosemid, phenytoin natri, benzodiazepine.
  • Có thể có tương kỵ với diatrizoat meglumin và diatrizoat natri, hydromorphon, iodipamid meglumin.

Bảo quản thuốc hyaluronidase như thế nào

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ,thoáng và tránh ánh sáng.
  • Nhiệt độ < 30 độ C và độ ẩm <70%
  • Không bảo quản trong ngăn đá..

Nguồn Tham Khảo

Tên thuốc: Hyaluronidase

  • Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015
  • https://www.medicines.org.uk/emc/product/1505
  • https://www.drugs.com/mtm/hyaluronidase-injection.html
  • https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=75f75f29-e369-449d-aa46-179ae02d1fe9
  • https://go.drugbank.com/drugs/DB14740

Bài viết và sưu tầm : DS.CKI Lý Thanh Long

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến