Cam thảo dây là vị thuốc đông y được sử dụng trong dân gian từ lâu. Đặc biệt là Lá của nó, lá có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế sinh tân, không độc theo y học cổ truyền
Cam thảo dây là vị thuốc đông y được sử dụng trong dân gian từ lâu. Đặc biệt là Lá của nó, lá có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế sinh tân, không độc theo y học cổ truyền
Cam thảo dây
Trong y học hiện đại, thảo dược này có tác dụng, kháng viêm, kháng khuẩn… Tuy nhiên hạt của nó lại là một độc dược rất nguy hiểm.
Hãy cùng Giảng viên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về cây thuốc này nhé!
Tện gọi khác: Dây cườm cườm, Dây chi chi. Tương tư tử (hạt), Tương tư đằng,
Tên khoa học: Abrus precatorius L, họ: Fabaceae ( họ đậu)
1.1 Mô tả thực vật:
1.2. Đặc điểm sinh trưởng, thu hái
Thảo dược này có mặt ở tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. Tại Việt Nam nó mọc hoang khắp nơi trong cả nước thường ở vùng đồi hoặc núi, cây bụi ven đường. Ngoài ra cây còn được tròng để làm thuốc
Mùa hoa quả từ tháng 3 - 6 trở đi đến tháng 9 - 10.
Thu hái: Rễ, thân và lá thu hái vào mùa thu khi cây ra hoa,cắt nhỏ. (Không dùng quả và hạt)
Dùng tươi hoặc phơi nắng.
Hạt có độc, chỉ dùng ngoài.
1.3. Bộ phận dùng:
Trà thảo mộc từ Dây cam thảo
* Theo y học cổ truyền
Cam thảo dây có vị ngọt nên dễ uống được dùng trong các đơn thuốc.
* Theo y học hiện đại
1. Hạt Cam thảo dây
2. Lá Cam thảo dây
Trong lá có hợp chất vị ngọt như asabrusoside và glycyrrhizin, vị ngọt hơn sucrose và có năng lượng calorie thấp hơn. Abrusoside A-D chứa abrusogenin như aglycone, gây ngọt gấp 40 – 100 lần đường sucrose (đường mía).
3. Trong rễ và lá
Lá Cam thảo dây
Rễ Cam thảo dây
Công dụng
Có tác dụng: sinh tân, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt, dùng dạng trà thảo dược (lá và dây)
Có công dụng: Thanh nhiệt, trị viêm phế quản. viêm họng, viêm gan, viêm phế quản. trị viêm vú, lợi tiểu…
Hạt chứa albumin độc là abrin, chỉ nên được dùng ngoài để sát trùng, trị tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.
Liều dùng
5.1. Chữa trị mụn nhọt chốc lở
Cam thảo dây, Bồ công anh và Sài đất mỗi vị 15g, Kim ngân dây, Thương nhĩ tử (sao cháy) mỗi vị 10g, Đem sắc với 800ml nước, sắc còn 200ml nước thuốc
Uống rong ngày chia ra 2 làn. Ngày uống 1 thang.
5.2. Chữa Viêm phế quản mạn tính (ho khạc đàm trắng)
Bài Trần bì la bạc thang
Cam thảo dây 8g, Trần bì (sao vàng), La bạc tử (sao thơm) và vỏ Vối (sao thơm) mỗi vị 10g, Gừng tươi 4g.
Đem sắc với 600ml nước, sắc còn 200ml.Uống trong ngày chia uống 2 lần.
5.3. Chữa Hầu họng sưng đau
Cam thảo dây ,Tang bì (tẩm mật sao), Bạch mao căn, Cát căn mỗi vị 12g, Xạ can Ô mai mỗi vị 6g. Đem sắc với 600ml nước, sắc còn 100ml nước thuốc, uống trong ngày chia 2 lần. Ngày uống 1 thang.
Theo tin tức y dược Cam thảo dây là một Dược liệu rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả kháng khuẩn trong chữa trị viêm họng, chỉ khát, nhuận phế, thanh nhiệt Tuy nhiên hạt của nó rất độc, không nên tự ý sử dụng để hạn chế tác dụng không mong muốn cần tham khảo thầy thuốc chuyên trước khi sử dụng!
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung