Miconazole thuốc điều trị nhiễm nấm và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 12/12/2022 | 16:31

Miconazole là thuốc chống nắm được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm nấm ngoài da như nấm chân, nấm bẹn, nấm thân, nấm Candida ở miệng và đường tiêu hóa.

01670838615.jpeg

Miconazole là thuốc điều trị nhiễm nấm

1.  Miconazole là thuốc

Theo DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Miconazole là một imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp ergosterol ở vi nấm và làm thay đổi thành phần lipid cấu tạo màng, dẫn đến làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn. Do thay đổi tính thấm, màng tế bào không còn khả năng hoạt động như một hàng rào ngăn chặn thất thoát, làm cho kali và các thành phần thiết yếu khác của tế bào bị cạn kiệt và dẫn đến sự hoại tử tế bào nấm.

Phổ kháng nấm:

Miconazole có phổ tác dụng đối với các loại nấm như: Aspergillus spp., Pseudallescheria boydii và Cryptococcus neoformans. Thuốc cũng có tác dụng với một số chủng vi khuẩn Gram dương gồm Staphylococci và Streptococci.

Dược động học:

Miconazole hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hoá sau khi uống. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 microgam/ml  trong vòng khoảng 4 giờ sau khi uống liều 1 g hàng ngày. Miconazole gắn kết vào protein huyết tương trên 90%.

Miconazol nitrat dùng bôi trên da lành, thuốc không hấp thu toàn thân. Khi dùng thuốc vào trong âm đạo, thuốc đã được hấp thu vào toàn thân với một lượng nhỏ. Sau 6 lần bôi hàng ngày, điều trị nấm Candida ở âm hộ – âm đạo trong 1 phác đồ điều trị 14 ngày, thuốc đạt nồng độ đỉnh trung bình là 4,2 nanogam/ml, nồng độ trong huyết tương không tăng thêm trong thời gian điều trị còn lại. Sau khi điều trị một liều duy nhất dạng kem hay viên đạn đặt âm đạo cho phụ nữ khỏe mạnh, khoảng 1% liều dùng thấy trong nước tiểu và phân.

Miconazole không khuếch tán tốt vào dịch não tủy, nhưng vào được dịch bao hoạt dịch và dịch thủy tinh thể.

Miconazole được chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa không hoạt tính. Khoảng 10 – 20% liều uống bài tiết vào nước tiểu, chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa trong vòng 6 ngày. Khoảng 50% liều uống được đào thải theo phân dưới dạng không đổi. Nếu truyền tĩnh mạch, Miconazole chuyển hóa nhanh ở gan và khoảng 14 – 22% liều dùng được bài tiết vào nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính. Miconazole đào thải qua 3 pha với nửa đời trong huyết tương như sau: 0,4 giờ, 2,1 giờ và 24,1 giờ cho mỗi pha theo thứ tự.

Dược động học của Miconazole không thay đổi ở người bệnh bị suy thận, bao gồm cả người bệnh chạy thận nhân tạo. Thẩm phân máu chỉ loại bỏ một lượng rất nhỏ Miconazole.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Miconazole

Miconazole được sản xuất trên thị trường dưới dạng Miconazol nitrat và hàm lượng là

  • Thuốc kem, thuốc mỡ 2%: Tuýp 9 g, 15 g, 30 g, 45 g.
  • Kem bôi âm đạo 2%: Tuýp 35 g, 45 g tương đương với 7 liều.
  • Dung dịch bôi 2%: Lọ 30 ml, Lọ 60 ml.
  • Thuốc xịt tại chỗ 2%: Chai 105 ml.
  • Thuốc bột 2%: Lọ 45 g, 90 g, 113 g.
  • Cồn thuốc 2%: Lọ 7,39 ml, Lọ 29,57 ml.
  • Gói kép: Viên thuốc đạn 200 mg gồm 3 viên và kem bôi ngoài 2% tuýp 9 g.
  • Viên đạn đặt âm đạo: 100 mg (7 viên), 200 mg (3 viên), 400 mg (3 viên).
  • Thuốc tiêm1%:  10 mg/ml, lọ 20 ml.

Brand name: Daktarin gel, Daktarin Oral Gel

Generic: Miko-Penotran vaginal pessary, Axcel miconazole cream, Farmiga, Farmiga vaginal suppositories, Micomedil, Antifungal cream, Miconazole,Medskin Mico, Micospray, Nysiod-M, Myconazol 2% cream, Micosalderm, Miko-Penotran.

3.Thuốc Miconazole được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị nhiễm nấm ngoài da như nấm chân, nấm bẹn, nấm thân và nấm da do Candida albicans.

Điều trị lang ben.

Điều trị nhiễm nấm Candida âm hộ và nấm Candida âm đạo.

Điều trị nhiễm nấm Candida ở miệng và đường tiêu hóa.

Điều trị nhiễm nấm toàn thân, nhưng hiện nay một số azol khác được dùng phổ biến hơn.

11670838615.jpeg

Bệnh nấm miệng thường gặp nhiễm nấm Candida albicans

4.Cách dùng - Liều lượng của Miconazole

Cách dùng:

Miconazole dùng tại chỗ dưới dạng kem, gel, mỡ, bột, thuốc xịt hoặc cồn thuốc.

Miconazole dạng bột hoặc bột để phun xịt không dùng cho da đầu hoặc móng tay, móng chân.

Miconazole dạng kem hoặc viên đạn dùng đặt âm đạo.

Hiện nay, Miconazol rất ít dùng đường truyền tĩnh mạch để điều trị nhiễm nấm lan tỏa, các azol khác hiện nay được dùng phổ biến hơn.

Liều dùng:

Dạng gel bôi miệng 2%:

Người lớn: Dùng lọ 5 ml, ngày bôi 4 lần lên vùng miệng bị nhiễm nấm.

Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên: Dùng lọ 2,5 ml, bôi ngày 4 lần vùng miệng bị nhiễm nấm.

Thời gian điều trị: Tối thiểu là 7 – 15 ngày. Tiếp tục điều trị thêm ít nhất 1 tuần sau khi hết các triệu chứng. Nếu người bệnh có hàm răng giả phải tháo ra ban đêm và chải răng bằng gel.

Dạng bột miconazol 2%:

Điều trị nhiễm nấm da và nấm Candida trên da như nấm bẹn, nấm chân hoặc nấm thân: Dùng dang bột, rắc bột ngày 2 lần cho đến khi hết tổn thương. Thời gian điều trị nấm Candida ở da, nấm bẹn và nấm thân sẽ khỏi trong 2 tần điều trị. Điều trị nấm chân trong thời gian 1 tháng để giảm tái phát.

Điều trị lang ben: Dùng kem 2%, ngày bôi 1 lần, dùng trong 2 tuần điều trị sẽ khỏi.

Điều trị viêm dính niêm mạc lợi:

Điều trị nhiễm nấm Candida ở miệng, ở họng trên người bệnh suy giảm miễn dịch. Dùng dạng viên, đặt 1 viên vào buổi sáng, sau khi đánh răng, viên thuốc được đặt ở lợi trên, ngay trên răng cửa, giữ viên thuốc tại chỗ trong 30 giây bằng cách ấn nhẹ ngón tay đặt ngoài môi trên, nếu viên thuốc không dính phải đặt lại. Điều trị trong 7 ngày, nếu không giảm, có thể đặt thêm 7 ngày nữa.

Điều trị viêm đặt âm đạo:

Điều trị nhiễm nấm Candida âm hộ, nấm Candida âm đạo. Dùng viên đạn 400 mg, 200 mg: Đặt ngày 1 lần, điều trị trong 3 - 6 ngày. Hoặc viên 100 mg hoặc 5 g kem 2%: Dùng ngày 1 lần, trong 7 ngày. Nếu ngứa âm hộ, bôi kem 2%, ngày 2 lần sáng và chiều, dùng cho tới 7 ngày.

Đường uống

Người lớn: Dùng viên nén với liều 125 – 250 mg/lần x 4 lần/ngày, dùng trong 10 ngày để điều trị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa.

Đường truyền tĩnh mạch:

Điều trị nhiễm nấm toàn thân nặng: Người lớn: Dùng kiều 200 – 1 200 mg/ngày, tiêm truyền tĩnh mạch tùy theo mức độ nặng nhẹ và độ nhạy cảm của nấm. Nên pha loãng dung dịch tiêm với dung dịch natri clorid 0,9% để tránh giảm natri huyết.

Nếu dùng liều tới 2 400 mg/ngày, phải pha loãng ít nhất với 200 ml dung môi cho mỗi ống và phải tiêm truyên tĩnh mạch chậm với tốc độ 2 giờ một ống. Nếu dùng liều cao hơn 2 400mg/ngày, điều chỉnh tốc độ truyền và dung môi dựa theo dung nạp thuốc.

Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh tham khảo, tuỳ theo loại và mức độ nhiễm nấm, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Miconazole

Nếu người bệnh quên một liều Miconazole nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng thuốc của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Miconazole

Người bệnh dùng quá liều Miconazole thường có triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày và loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá bằng than hoạt. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Miconazole

1.Thuốc Miconazole chống chỉ định cho những trương hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Miconazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng dạng gel bôi miệng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc người bệnh có phản xạ nuốt chưa phát triển, vì thuốc gây nguy cơ bị ngạt thở.
  • Người bệnh có tổn thương gan.
  • Người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Phối hợp với các thuốc astemizol, warfarin, cisaprid.

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Miconazole cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý khi dùng Miconazole bôi tại chỗ cho trẻ em dưới 2 tuổi nên có sự chỉ định và theo dõi trực tiếp của bác sĩ, trẻ em từ 2 – 11 tuổi phải có sự giám sát của người lớn.
  • Lưu ý khi dùng tự điều trị Miconazole dạng viên đặt âm đạo hoặc kem bôi âm đạo chỉ nên dùng cho trẻ em trên 12 tuổi.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole xảy ra các tác dụng phụ như khó chịu, ngứa, đau bụng, đau lưng, đau vai, nôn, buồn nôn mà không giảm sau 3 ngày hoặc kéo dài quá 7 ngày, nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole dạng gel bôi miệng: Phải bôi cách xa bữa ăn hoặc ít nhất 10 phút sau ăn. Nếu có thể nuốt, phải giữ thuốc trong miệng 2 – 3 phút trước khi nuốt. Cần thận trọng dùng dạng gel bôi miệng cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Không được bôi sâu vào họng và phải bôi một lượng nhỏ cho mỗi lần để tránh nguy cơ bị ngạt thở. Miconazole dạng gel có chứa alcohol, không nên dùng cho người bị bệnh gan, nghiện rượu, động kinh và người mang thai.
  • Lưu ý khi không dùng Miconazole toàn thân ở những người bệnh bị bệnh gan.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole dang thuốc mỡ tránh tiếp xúc với mắt.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole dạng bôi tại chỗ có thể bị kích ứng nhẹ, nổi mẩn ngứa. Nếu bị kích ứng tăng nên ngừng thuốc.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole dạng tiêm truyền: Mỗi liều phải pha loãng với ít nhất 200 ml dịch truyền để có nồng độ khoảng 1 mg/ml, tốc độ truyền chậm 100 mg trong một giờ để giảm thiểu độc tính đối với tim phổi. Cần thường xuyên kiểm tra hematocrit, huyết sắc tố, lipid huyết và điện giải huyết.
  • Lưu ý khi dùng Miconazole dạng kem bôi âm đạo và viên đặt âm đạo, có thể làm hỏng với các sản phẩm latex (màng ngăn tránh thụ thai và túi cao su).
  • Lưu ý thận trọng khi dùng Miconazole dạng ở người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Lưu ý thận trọng khi dùng Miconazole ở người bệnh dị ứng với các thuốc chống nấm dẫn xuất của imidazol khác như ketoconazol, clotrimazol, econazol.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu chứng minh Miconazole gây độc hại đối với thai nhi. Khuyến cáo không dùng Miconazole trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu chứng minh Miconazole được bài tiết vào sữa mẹ, có thể gây hại đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng thuốc Miconazole ở người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Miconazole có thể gây ra tác dụng không mong muốn như mệt mỏi.

8.Thuốc Miconazole gây ra tác dụng phụ nào

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cảm ứng enzym gan.
  • Ít gặp: Gây viêm tĩnh mạch tại chỗ khi tiêm truyền tĩnh mạch, trụy mạch khi tiêm tĩnh mạch nhanh, nhịp nhanh thất, ngừng tim, ngừng thở. Ở trẻ nhỏ có trọng lượng thấp dùng liều cao 150 mg/kg/ngày trong vòng 2 ngày, gây nhịp tim chậm và rối loạn dẫn truyền trong thất và giảm natri huyết.
  • Hiếm gặp: Tăng cảm giác lâng lâng, lơ mơ, loạn thần cấp, ngứa, ban đỏ, tiêu chảy khi điều trị trong thời gian dài, bệnh gan,  hội chứng Stevens-Johnson, viêm màng nhện sau khi tiêm tủy sống, kết tụ hồng cầu khi tiêm tĩnh mạch, tăng tiểu cầu, tăng lipid huyết.

Tóm lại, trong quá trình điều trị bằng thuốc Miconazole, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Miconazole, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn xử trí của chuyên gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Miconazole tương tác với các thuốc nào

Thuốc chống đông máu đường uống như coumarin và warfarin: Khi dùng đồng thời với Miconazole đường tĩnh mạch, đường uống, gel thoa miệng đều gây kích hoạt tác dụng của các thuốc chống đông máu đường uống như gây xuất huyết trầm trọng do làm tăng dạng tự do tuần hoàn trong máu và ức chế chuyển hóa warfarin.

Astemizol, Cisaprid, Terfenadin: Khi dùng đồng thời với Miconazole, làm tăng nguy cơ gây nhịp nhanh thất, rung thất.

Phenytoin: Khi dùng đồng thời với Miconazole, làm tăng hàm lượng phenytoin trong huyết tương đến mức gây độc do ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan.

Sulfamid hạ đường huyết: Khi dùng đồng thời với Miconazole, làm tăng tác dụng hạ đường huyết, gây hạ đường huyết trầm trọng thậm chí hôn mê.

Carbamazepin: Dùng đồng thời với Miconazole, có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Alfuzosin, cisaprid, conivaptan, ranolazin, rivaroxaban, dofetilid, eplerenon, everolimus, halofantrin, nilotinib, nisoldipin, pimozid, quinidin, salmeterol, silodosin, tamoxifen, thioridazin, tolvaptan: Các thuốc này tránh dùng đồng thời với Miconazole.

Nisoldipin, chất ức chế 5-phosphodiesterase, pimecrolimus, pimozid, quinidin, ramelteon, ranolazin, repaglinid, rivaroxaban, salmeterol, silodosin, sirolimus, solifenacin, sorafenib, sunitinib, alfentanil, alfuzosin, almotriptan, alosetron, aprepitant, atomoexetin, benzodiazepin, bosentan, buspiron, busulfan, thuốc chẹn kênh calci, carbamazepin, nilotinib, tamoxifen, tetrabenazin, thioridazin, tolterodin, tolvaptan, trimetrexat, kháng vitamin K, ziprasidon, carvedilol, cilostazol, cinacalcet, cisaprid, conivaptan, corticosteroid, docetaxel, dofetilid, eletriptan, eplerenon, erlotinib, eszopiclon, everolimus, fentanyl, fesoterodin, fosaprepitant, gefitinib, halofantrin, chất ức chế HMG-CoA reductase, imatinib, irinotecan, ixabepilon, losartan, kháng sinh nhóm macrolid, maraviroc, methadol, nebivolol: Dùng đồng thời với Miconazol, làm tăng tác dụng của các thuốc này.

Macrolid: Làm tăng tác dụng của Miconazole khi dược dùng đồng thời.

Amphotericin B, codein, tramadol: Miconazole làm giảm tác dụng của các thuốc này khi dùng chung.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ trầm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả.

21670838615.jpeg

Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết những thuốc bạn đang dùng

10.Bảo quản Miconazole như thế nào

Theo tin tức y dược Miconazole được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ phòng dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/miconazole-oral-buccal.html
  • Mims.com: https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Miconazole
  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan: Thuốc trị chứng đau nữa đầu và những lưu ý khi sử dụng

Naratriptan là thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, giúp giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng. Sử dụng thuốc kịp thời giúp giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau khác và giúp người bệnh sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng của những bệnh gì?

Đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ngón tay, phổ biến nhất là do các bệnh lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính và những điều cần biết

Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến ung thư nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin về căn bệnh này là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu mắc phải.
Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì được xác định dựa trên yếu tố nào?

Béo phì hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong xã hội ngày nay. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Đăng ký trực tuyến