Giun đất là loài động vật sinh sống ở trong đất. Chúng là một loài có ích cho ngành nông nghiệp. Nhưng có lẽ nhiều người chưa biết đến tác dụng của vị thuốc được làm từ giun đất với tên gọi là Địa long
Giun đất là loài động vật sinh sống ở trong đất. Chúng là một loài có ích cho ngành nông nghiệp. Nhưng có lẽ nhiều người chưa biết đến tác dụng của vị thuốc được làm từ giun đất với tên gọi là Địa long
Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu thêm về vị thuốc quý này qua bài viết sau đây nhé.
Địa long
Giun đất có tên khoa học là Lumbricus sp, thuộc họ Megascolecidae - Giun đất. Ngoài ra Địa long còn có nhiều tên gọi khác là Thổ long, Can địa long, Khưu dẫn,..
Giun đất thường sống ở dưới những khu vực ẩm ướt, giàu mùn hữu cơ. Ở Việt Nam giun đất phân bố ở khắp mọi nơi
Giun đất dài khoảng 10 đến 35cm, rộng khoảng 5-15mm. Thân có nhiều đốt. Ở mặt bụng và hai bên thân của giun đất có 4 đốt lông ngắn và lớp lông này khá cứng. Nhờ vậy, giun đất có thể di chuyển được trong các lớp đất.
Giun đất không có mắt. Tuy nhiên, nó vẫn có cảm giác với ánh sáng, vì dưới da của nó có các tế bào cảm giác ánh sáng riêng lẻ phân tán. Giun đất không có cơ quan hô hấp riêng, chúng thực hiện hô hấp thông qua da.
Giun đất thuộc loài động vật lưỡng tính, các tuyến sinh dục của nó tập trung tại một số đốt ở phần thân. Khi trưởng thành, cơ thể của nó sẽ hình thành đai sinh dục. Về sinh sản, giun đất sẽ không tự thụ tinh mà thụ tinh chéo.
Giun đất ăn mùn hữu cơ. Đây là loài sợ ánh sáng nên sẽ tự chui ra khỏi mặt đất. Chỉ khi nào có mưa lớn khiến bùn đất không còn độ xốp, thì lú đó giun đất mới bò lên trên để hô hấp. Chúng thải ra những viên bã và có dạng hình tròn nhỏ và thường kết dính với nhau, còn được gọi là phân của giun. Trong Y học cổ truyền vị thuốc làm từ giun đất còn được gọi là Địa long hay là Khâu dẫn,...
Toàn thân
Đầu tiên cần phải lựa chọn những khu vực đất xốp và ẩm ướt, sau xới đất lên và tiến hành tìm bắt giun. Muốn bắt giun dễ dàng có thể sử dụng cách lấy nước bồ kết, nước chè, ngâm đổ lên đất để giun tự bò lên. Tuyệt đối không dùng giun tự nhiên bò lên mặt đất vì đây khả năng là những con giun mang mầm bệnh, không thể sử dụng để làm thuốc.
Sau khi thu bắt giun, ta tiến hành rửa sạch nhớt bằng nước ấm. Sau đó ép đuôi vào gỗ để mổ dọc thân giun rồi rửa sạch hết phần đất trong bụng. Cuối cùng đem phơi hoặc sấy hoặc phươi khô rồi đem đi bảo quản.
Địa long rất dễ bị ẩm mốc, vì thế cần bảo quản chúng trong lọ kín và đặt ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Bảo quản địa long ở nơi khô thoáng
Địa long tán thành bột thoa vào (Thiên Kim phương).
Dùng Địa long khoảng 10 con sao tán bột, uống với nước trà (Thánh Huệ phương).
Bột Địa long, Khô phàn mỗi thứ 4g, Xạ hương lượng ít, nghiền và trôn đều, thoa vào chỗ răng lợi chảu máu lượng ít (Thánh Huệ phương).
Lấy khoảng 14 con địa long, giã nát, đắp ngoài họng, 1 con hòa nước muối thêm chút mật ong dùng uống uống (Thánh Huệ phương).
Địa long sao, tán bột, thêm nước Gừng, Xích phục linh, Bán hạ, lượng bằng nhau, đem tán thành bột, uống 2-4g cùng với nước Sinh khương, Bạc hà, Kinh giới (Phổ Tế phương).
Địa long còn nguyên đất, quết nhuyễn, trộn nước đắp vào vùng bị sưng (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
Địa long 10g, Toàn yết 3g, Liên kiều 10g, Câu đằng, Kim ngân hoa đều 12g, sắc uống. Hoặc dùng Địa long 100g, Chu sa 30g, tán nhuyễn, làm thành viên uống (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Địa long đỏ, tỏi, Lá khoai lang đỏ, lấy lượng vừa đủ, tất cả đem giã nát, đắp vào vùng bụng dưới, có thể kết hợp uống thêm thuốc lợi tiểu
Uống cao lỏng Địa long 40%, mỗi lần khoảng 10ml, ngày uống 3 lần, đạt (Mao Văn Hồng, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1959, 4: 39)
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Địa long là một vị thuốc không quá xa là đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi sử dụng tốt nhất chúng ta nên tim hiểu kỹ hoặc làm theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi để tránh những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.