Cây cơm cháy: Loài cây dại với nhiều công dụng

Thứ sáu, 20/10/2023 | 13:58

Cây cơm cháy là một loài cây hoang dã phổ biến trong văn hóa dân gian. Loài cây này đã được ứng dụng rộng rãi trong các phương pháp chữa bệnh truyền thống.

Cây cơm cháy được biết đến với khả năng hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề như đau nhức xương khớp, tình trạng phong thấp, chấn thương thổ huyết, và cả việc giảm triệu chứng mẩn ngứa do thời tiết. Cách sử dụng loại thảo dược này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu điều trị cụ thể..

Hãy cùng với Giảng viên từ Trường Cao đẳng Y Dược, chúng ta tìm hiểu thêm về thông tin liên quan đến cây cơm cháy.!

01697785203.jpeg

Hình ảnh cây cơm cháy

1/ Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Cỏ liền xương, (tiếp cốt thảo)Sóc dịch, cây thuốc mọi, cây hậu ma

Tên khoa học: Sambucus javanica-  Adoxaceae ( Họ Kim ngân)

1.1. Mô tả thực vật:

Là loại cây nhỏ thân xốp, mềm, có hình dạng gần tròn và bề mặt trơn, màu xanh nhạt, có thể cao đến 3 mét. Cành cây to, bên trong rỗng, có tủy trắng và bề mặt ngoài có nhiều lỗ bì

Lá kép lông chim lẻ, với 1 - 4 đôi lá chét không có cuống hoặc có cuống nhỏ, hình mác. Phần gần cuống thường lệch, mép lá có răng cưa nhỏ, dài từ 4 đến 7 cm và rộng 2,5 cm, mặt lá trơn và cuống có thể có bẹ.

Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim kép với đường kính từ 10 đến 30 cm. Hoa thường có từ 2 - 6 gọng chính, mỗi gọng có thể chia đôi nhiều lần, hoa mẫu có 5 cánh hoa, hình tròn giống bánh xe và có phấn hoa hướng ra ngoài.

Quả của cây cơm cháy hình cầu với đường kính khoảng 2 - 3 mm và chứa 2 - 3 hạt dẹt.

Mùa ra hoa từ tháng 5 - 8 và mùa quả từ tháng 9 - 11.

 1.2. Phân bố:

Cây cơm cháy tự nảy mầm hoang dại và thường mọc ở những khu vực ẩm ướt và nơi có ánh sáng đầy đủ. Loài cây này phân bố rộng rãi không chỉ tại nước ta mà còn ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới tại châu Á như Lào và Campuchia

Ở Việt Nam, chi Sambucus có 2 loài, và chúng phân bố khá phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi ở phía bắc. Trong số đó, loài cơm cháy tròn mới được xác định tại Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) và Lâm Đồng (Đà Lạt), và cũng tìm thấy tại Lào. Cây cơm cháy thường mọc rải rác ở các vùng đất trống ven rừng hoặc gần các nguồn nước.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây (Lá, vỏ cây, quả, hoa)

Thu hái: Thường, được thu hái vào mùa hè – thu

Chế biến:

-  Cây cơm cháy có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô.

- Khi ở dạng khô, sau khi thu hoạch, cây cơm cháy cần được rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô. Sau đó, đặt vào túi kín để bảo quản

.3. Thành phần hoá học

Cây cơm cháy thành phần hoá học của cây cơm cháy:

Các hợp chất có trong cây cơm cháy:

Tanin: Một loại hợp chất có tính chất chống oxy hóa và kháng vi khuẩn.

Acid ursolic: Một axit có tính kháng vi khuẩn và kháng viêm.

A-amyrin palmitate: Một dẫn xuất của squalene có khả năng chống viêm.

Stigmasterol và campesterol: Các loại phytosterol thường có tác dụng hạ cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Thành phần khác:

Trong cây cơm cháy, còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm:

73 calo trong 100g: Giá trị năng lượng của cây cơm cháy.

18,4g carbohydrate: Chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể.

7g chất xơ: Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe ruột.

0,5g chất béo: Cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết.

0,66g chất đạm: Đây là thành phần chính của protein, quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và sức khỏe tổng thể.

79,8g nước: Giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Trong mốt số nghiên cứu chỉ ra:

- Vỏ và thịt của quả cơm cháy có khả năng gây độc nếu ăn số lượng lớn. Tuy nhiên, độc tính này sẽ mất khi quả được nấu chín. Do đó, khi sử dụng quả cơm cháy, quá trình chế biến là rất quan trọng.

- Các bộ phận của cây cơm cháy khi tươi, bao gồm lá, hoa, cành, hạt, rễ và quả mọng, chứa alcaloid và cyanidin glycosid. Sử dụng quá mức có thể gây ra các tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.

 4. Tác dụng dược lý

*Theo Đông y

Theo Đông y, cây cơm cháy được coi là một loại thảo dược có tính ấm và vị chua.

Tác dụng chính của cây cơm cháy bao gồm khả năng khu phong và trừ thấp, cũng như hoạt huyết và tán ứ.

Loại cây này thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cước khí phù thũng, chứng đau nhức, kiết lỵ, hoàng đản, phong chấn, viêm khí quản mạn tính, và cả mụn nhọt lở loét.

Ngoài ra, nước từ lá cây cơm cháy có thể được dùng để tắm cho phụ nữ sau khi sinh, hoặc đắp nóng lên vùng vú để giúp trị sưng vú.

*Theo y học hiện đại

 Cây cơm cháy cũng có tác dụng theo y học hiện đại:

-Nó có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế quá trình oxi hóa.

Toàn bộ cây cơm cháy đều có tác dụng tăng tốc quá trình hồi phục và giúp làm liền các vết thương nhanh chóng.

-Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết từ cây cơm cháy có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. –

- Các nghiên cứu sàng lọc thuốc trong y học dân gian Guatemala cũng đã phát hiện rằng nó có tác dụng trên một số vi khuẩn đường ruột.

- Cây cơm cháy cũng có tác dụng chống viêm cấp. Nghiên cứu trên mô hình gây phù chân chuột bằng carragenin đã chứng minh rằng nước chiết từ toàn cây cơm cháy tròn giúp giảm phù.

- Nó cũng có tác dụng chống oxy hóa và tác dụng dọn gốc tự do, đặc biệt là flavonoid chiết từ lá cơm cháy tròn.

- Cuối cùng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước từ hoa cây cơm cháy có Tác dụng hạ glucose huyết trên mô hình thí nghiệm trên chuột.

Tất cả những tác dụng này cho thấy sự đa dạng và tiềm năng trong việc sử dụng cây cơm cháy trong lĩnh vực y học và thảo dược.

11697785203.jpeg

Cây Cơm cháy Chữa đau nhức rất hiệu quả tốt

5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau:

1.Chữa trị ghẻ lở, vết thương:

Sắc 20 g lá cây cơm cháy và sử dụng nước để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.

2.Chữa trị chứng tiểu nhỏ giọt:

Hầm 90 – 120 g rễ cây với dạ dày lợn cho mềm, sau đó thêm gia vị và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.

21697785203.jpeg

3 Chữa trị mẫn ngứa do thời tiết:

Sắc 30 g cành và lá cây cơm cháy với 800 ml nước bằng lửa nhỏ, sau đó dùng nước sắc để tắm hoặc rửa vùng da bị tổn thương.

4. Chữa trị chấn thương, bầm tím, dau nhức, người do bị ngã:

Đun 50 g rễ cây, lấy nước uống, và có thể dùng lá tươi giã và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.

5 Hỗ trợ chữa trị phong thấp, khớp xương sưng đau:

Sắc 20-30 g rễ cây với nước để dùng uống, đồng thời sử dụng rễ sắc để ngâm rửa vùng khớp đau nhức.

6.Chữa trị đau nhức:

Mùa lạnh dùng rễ giã nát, còn mùa nóng dùng cành đem sao cho nóng rồi xoa và đắp lên rốn của người bệnh. Ngoài ra, có thể đem lá cây cơm cháy hấp lên và trải lên chiếu cho người bệnh nằm để giảm đau nhức.

7.Chữa trị gãy xương:

Rửa sạch, giã nát lá, vỏ rễ cây cơm cháy và đắp trực tiếp lên chỗ xương gãy. Dùng vải và nẹp để cố định xương.

8.Đau nhức Xương khớp và mô mềm do chấn thương:

Sắc 20 g rễ và lá cây với nửa phần nước và nửa phần rượu, sau đó thêm 30g đường trắng vào trộn đều và uống.

31697785203.png

.

6. Những Lưu ý khi sử dụng:

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây cơm cháy:

-Nên sử dụng cây cơm cháy theo liều lượng được quy định. Sử dụng quá liều có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, tiểu quá nhiều, buồn nôn, hoặc chóng mặt.

-Do cây cơm cháy chứa độc tính, nên tránh sử dụng cho những người có vấn đề về viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

-Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng bài thuốc từ cây cơm cháy và nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

-Xử lý Quả tươi cẩn thận:Quả tươi của cây cơm cháy chứa chất độc cyanua, có thể gây nôn ói và tiêu chảy. Để giảm độc tính, cần phơi khô, sắc, hoặc ngâm trong rượu trước khi sử dụng.

-Dị ứng có thể xảy ra:Vị thuốc cây cơm cháy có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng, hãy ngưng áp dụng bài thuốc từ cây cơm cháy và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

- Cần tránh sử dụng cây cơm cháy đồng thời với các loại thuốc tác động đến hệ miễn dịch, lithium, các thuốc chuyển hóa ở gan như ketoconazole, lovastatin, fexofenadine, itraconazole.…

 Bài viết đã trình bày rằng cây cơm cháy là một loại cây thực vật phổ biến mọc hoang dại ở nhiều quốc gia trong khu vực nhiệt đới. Mặc dù có nhiều công dụng và khá an toàn, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được khẳng định một cách rõ ràng. Do đó, người dùng nên luôn tư vấn với chuyên gia y tế trước khi sử dụng cây cơm cháy hoặc bất kỳ thảo dược nào khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả ./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP PHỔI

Tăng huyết áp phổi (PH) là một tình trạng nghiêm trọng gây ra huyết áp cao trong các động mạch trong phổi và có thể ảnh hưởng đến bên phải tim của bạn.
VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là bệnh viêm mạn tính, đặc trưng bởi đau và cứng cột sống tiến triển. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm cột sống huyết thanh âm tính, bao gồm VCSDK, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến và tổn thương khớp do bệnh viêm ruột.
Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Viêm họng không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng gì?

Nhiều người thường xem nhẹ viêm họng mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để nắm rõ các biến chứng do viêm họng gây ra cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.
5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

5 dấu hiệu điển hình của đau ruột thừa bạn cần biết

Đau ruột thừa, còn gọi là viêm ruột thừa, là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa thuộc hệ tiêu hóa. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Đăng ký trực tuyến