Cây Huyết Dụ - Một vị thuốc với nhiều công dụng bất ngờ

Thứ hai, 14/08/2023 | 16:10

Cây huyết dụ là cây được trồng làm cảnh chủ yếu và trồng cây này còn mang lại niềm tin may mắn cho gia chủ trong phong thủy.

Nhưng ít ai biết được nó lại là một trong những dược liệu quý trong Đông y với nhiều công dụng như bổ huyết, phong thấp, đau nhức xương khớp, tiêu ứ … Vậy thảo dược Huyết dụ là cây gì mà mang đến nhiều công dụng như vậy?

Hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về cây Huyết dụ:

Tên gọi khác:  Huyết dụ lá đỏ, Huyết dụng, long huyết, thiết dụ, phật dụ, phát dụ, …

Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth - họ: Huyết dụ (Dracaenaceae)

01692004289.jpeg

 Hình ảnh cây huyết dụ

  •  
  • Mô tả đặc điểm thực vật

Huyết dụ là cây thân thảo, cây mảnh, nhỏ mang nhiều đốt sẹo, mọc tập trung thành từng đám, ít phân nhánh và cao khoảng 2m.

Lá mọc tập trung thành cụm ở phần ngọn, xếp thành 2 dãy. Phiến lá dài, có hình lưỡi kiếm, thuôn nhọn ở đầu, dài 20 – 50cm, rộng 5 – 10cm. Mép lá nguyên, không xẻ thùy, 2 mặt màu đỏ tím tía, cuống lá dài.

Hoa mọc thành từng cụm nhỏ, mọc ở ngọn thân, dài khoảng 30 – 40cm, hoa có mày trắng, thuôn nhọn, bên ngoài màu tía, lá đài 3, cánh hoa 2 và hơi thắt lại ở giữa …

Quả có hình cầu và mọng. Khoảng tháng 12 hàng năm, cây ra hoa, Đến tháng 1 cây đậu quả,

11692004289.jpeg

Hình ảnh Hoa và quả của cây Huyết dụ đỏ

*Cây huyết dụ hiện nay có mấy loại phổ biến?

Hiện nay ở nước ta có 2 loại huyết dụ phổ biến nhất bao gồm:

Loại 1: Cả thân và mặt lá đều có màu tím đỏ đặc trưng.

Loại 2: Cây có mặt trên lá màu xanh, ở dưới màu tím.

Cả 2 loại cây này đều có nhiều công dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ các tài liệu cây lá đỏ có hàm lượng dược tính tốt hơn và được dùng phổ biến hơn cây xanh.

  •  
  • Phân bố

Là cây ưa ánh sáng, có sức sống khỏe, chịu được khô hạn nên rất dễ sinh trưởng. Cây phát triển có ở hầu hết khắp nước ta từ các tỉnh thành miền núi phía Bắc đến khu vực miền Nam.

Với màu sắc độc lạ cùng dược tính cao, huyết dụ còn được trồng ở nhiều gia đình trồng làm cảnh và để làm thuốc với công dụng tốt được trồng và nên có mặt trong vườn dược liệu.

Cây huyết dụ nên trồng ở tại các khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời, tránh những nơi ô nhiễm. để có dược liệu tốt làm thuốc

2.Bộ phần dùng - Thu hái và bào chế

Bộ phận dùng làm dược liệu là lá. Có thể dùng khô hoặc tươi.

21692004289.jpeg

Lá huyết dụ làm dược liệu sau khi được phơi khô

Lá có thể thu hái quanh năm vào bất cứ thời điểm nào.

Lá rửa sạch sau khi thu hái, rồi cắt thành những khúc nhỏ, phơi hoặc sấy khô để sử dụng

Bảo quản dược liệu khô trong các lọ hay túi bóng P.E kín để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

3.Thành phần hóa học:

Bao gồm Acid amin, đường, Phenol, Anthocyanin, chất chống oxy hóa…

4.Tác dung của cây huyết dụ?

Là vị thuốc đã từ lâu được mệnh danh là thảo dược vàng trong chữa trị các bệnh về đường huyết, kháng khuẩn, …

 *Theo y học cổ truyền

Dược liệu có vị hơi ngọt, tính bình và quy vào 2 kinh gồm Can, Thận

Với nhiều công năng như: Thanh huyết, cầm máu, bổ huyết, thông ứ, tán ứ định thống …

Cây chữa được bệnh gì?

- Chữa trị lao phổi kèm với thổ huyết, ho gà ở trẻ em.

- Chữa trị rong kinh, băng huyết, kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường và mất nhiều máu, lậu huyết,

- Chữa trị kiết lỵ ra máu, lỵ, viêm ruột, xích bạch đới.

- Chữa trị phong tê thấp, sưng do chấn thương, đau nhức toàn thân.

*Theo y học hiện đại

Đã có nhiều nghiên cứu y học hiện đại chứng minh được những tác dụng cây huyết dụ sau:

- Tác dụng Kháng viêm, chống oxy hóa, ức chế mạnh một số vi khuẩn: Enterococcus, Staphylococcus...

- Chữa trị ho ra máu, chảy máu cam, đi tiểu ra máu, kiết lỵ, bệnh trĩ.

- Chữa trị phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp, ….

- Chữa trị băng huyết, rong kinh, kinh nguyệt mất nhiều máu ở phụ nữ.

- Chữa trị sốt xuất huyết, ho gà.

5.Các bài thuốc làm từ lá huyết dụ

1. Chữa trị ho ra máu, chảy máu cam hay chảy máu dưới da

Lá huyết dụ tươi 30gr, cỏ nhọ nồi 20gr, trắc bá diệp sao vàng 20gr 

Đem sắc uống tong ngày có thể chia thành 2 – 3 lần uống

2. Chữa trị xuất huyết

Dùng lá huyết dụ tươi 40 – 50gr đun kỹ với nước.

Dùng uống thành 2 – 3 lần trong ngày.

Phụ nữ mới phá bỏ thai hoặc sinh bị sót rau không được dùng

3. Chữa trị xích bạch đới, kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột

Lá cây huyết dụ tươi 40gr hoặc khô 4 – 5gr, lá bỏng cùng xích đồng nam mỗi vị 20gr.

Đem sắc uống, chia thuốc thành 2 – 3 lần uống/ngày.

Ngoài trị chữa trị các bệnh trên. Bài thuốc còn có hiệu quả trong việc chữa trị trĩ nội, hậu môn bị lở loét ra máu, rong huyết

4.Chữa trị rong kinh, rong huyết:

Lá huyết dụ tươi 20gam, rễ cỏ tranh, đài quả mướp mỗi vị 10gam, rễ cây cỏ gừng 8gam.

Đem sắc cùng khoảng 300ml nước đến khi cô cạn còn 1/3 thì dừng,

nước thuốc uống thành 2 lần/ngày.

5.Chữa trị đau nhức xương khớp, phong thấp

Dùng Rễ, lá cây huyết dụ 30g, và huyết giác 15g.

Sắc lấy nước uống hàng ngày đến khi khỏi hẳn.

6.Chữa trị đi tiểu ra máu

Lá cây huyết dụ 20gr, rễ cây rang, lá lẩu, lá cây muối, lá tiết dê mỗi vị 10gr (tất cả dược liệu này đều tươi)

Rửa sạch, rồi giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày.

7. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Lá huyết dụ tươi 20gr, đem sắc với 200ml nước còn 100ml

Dùng nước uống hàng ngày.

31692004289.jpeg

Bài thuốc chữa trị bệnh trĩ hiệu quả từ huyết dụ

8. Bài thuốc chữa bổ máu, tráng dương, cường thận chữa yếu sinh lý nam.

Lá huyết dụ tươi 1 nắm (20g), đem sắc với 150ml nước còn 100ml

Dùng nước uống hàng ngày.

6.Những lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ trị bệnh

Huyết dụ không chứa độc tố nhưng người dùng cần lưu ý sau đây khi sử dụng:

- Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi dùng.

- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ vừa bị sảy thai, nạo phá thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau thai thì không được dùng lá Huyết dụ tươi

- Để thấy được hiệu quả rõ rệt, người dùng cần sử dụng kiên trì trong thời gian dài.

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh bài thuốc từ dược liệu này sẽ đem lại hiệu quả và công dụng khác nhau. Nếu người bệnh dị ứng với các thành phần của dược liệu có thể xảy ra các phản ứng kích ứng, quá mẫn... cần ngưng sử dụng và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời;

Như vậy, Huyết dụ là vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Là vị thuốc đã từ lâu được mệnh danh là thảo dược vàng trong chữa trị các bệnh về đường huyết, kháng khuẩn, …

Trong Đông y với nhiều công dụng như bổ huyết, phong thấp, đau nhức xương khớp, tiêu ứ ... Tuy nhiên phương pháp chữa trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng dược liệu./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate-Thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng

Clofibrate là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các tình trạng rối loạn lipid máu, tăng nồng độ triglycerid huyết thanh rất cao, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ các biến chứng của tăng lipid máu.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột : Những hông tin cần biết

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc hệ tiêu hóa kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày tá tràng?

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và chỉ khám khi bệnh đã nặng. Dưới đây là hướng dẫn ngắn gọn về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam - Thuốc điều trị rối loạn lo âu và những lưu ý khi sử dụng

Lorazepam là thuốc được sử dụng điều trị các chứng lo âu, rối loạn co giật, động kinh, mất ngủ, hỗ trợ các thuốc chống buồn nôn liên quan đến hóa trị ung thư.
Đăng ký trực tuyến