Cây lược vàng – Vị thuốc hỗ trợ chữa trị tốt bệnh dạ dày

Thứ sáu, 25/08/2023 | 16:03

Cây Lược vàng không chỉ là một loại cây cảnh, mà còn được biết đến như một cây dược liệu với nhiều ứng dụng trong chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian truyền thống.

Hãy cùng Giãng viên trường Cao dẳng y dược Pasteur tìm hiểu thêm về cây thảo dược này nhé!

1. Đặc điểm chung dược liệu:

Tên gọi khác:  Cây giả khóm, Địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, lá phất dũ...

Tên khoa học:  Callisia Fragrans – Commelinaceae (họ Thài Lài)

 1.2. Mô tả thực vật:

Cây thân thảo, sống lâu năm thân có thể mọc đứng hoặc bò ngang, cao 20 – 50cm, có khi đến 1m.

Thân phân nhánh thành nhiều đốt và nhánh, với đốt dài khoảng 1-2cm, và nhánh thân có thể dài tới 10cm.

Lá có hình dạng hình elip dài. Lá trưởng thành có thể dài đến 25cm và rộng 4cm. Chúng là loại lá sáp, có thể mọc đơn lẻ hoặc theo kiểu lá so le, có phiến lá hình ngọn giáo. Kích thước lá từ 12 - 25cm, dài và 4-6cm rộng. Lá có bề mặt nhẵn, và các lá tiếp xúc với ánh nắng thường có màu tím, trong khi ở vị trí bóng râm màu lá thường là xanh. Mặt trên của lá thường có màu đậm hơn so với mặt dưới. Bẹ lá của cây Lược vàng ôm sát thân, mép lá không bị cắt và thường có màu vàng khi già đi, gân lá mọc song song. Lá chứa nhiều nước.

Hoa mọc thành các chùm, các chùm hoa này lại được sắp xếp theo một trục dài, tạo nên một chùm hoa lớn rất nổi bật. Trung bình, mỗi chùm hoa chứa từ 6 - 12 bông hoa màu trắng trong suốt, với mùi thơm đặc trưng. Hoa thường nở từ đầu mùa xuân đến mùa thu, tùy theo điều kiện khí hậu của khu vực. Tuy nhiên, hoa thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và mọc cách rời rạc.

1.2. Phân bố, sinh thái

Lịch sử cho biết, cây Lược vàng xuất phát từ Mexico và sau đó lan rộng đến các khu vực khác như Nga, miền Tây Ấn Độ, một số vùng ở Mỹ và Việt Nam.

Ở nước ta, cây thảo dược này phổ biến tại các vùng có khí hậu ẩm và có nhiều bóng râm. Tuy nhiên, vì khả năng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau của cây, nên hiện nay cây này được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cây không chỉ được dùng làm cây cảnh mà còn được sử dụng trong mục đích chữa bệnh.

01692954291.jpeg

Hình ảnh cây lược vàng

2.Bộ phận sử dụng

Mọi phần của cây lược vàng - cả thân, rễ và lá - đều được sử dụng như một nguồn nguyên liệu trong việc chế tạo thuốc chữa bệnh.

Thu hái – sơ chế: Các bộ phận của cây có thể được thu hoạch quanh năm.

- Đối với lá: Theo hướng dẫn của các chuyên gia y học thảo dược, khi muốn sử dụng lá, người ta thường hái chúng vào buổi sáng sớm, trước khi mặt trời mọc, để thu hoạch được nhiều chất dược hơn. Lá sau khi thu hoạch cần được rửa sạch và có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô.

- Đối với thân và rễ, sau khi rửa qua vài lần bằng nước để làm sạch, chúng được cắt thành khúc ngắn. Thường thì thân và rễ sẽ được sử dụng để ngâm trong rượu để tạo ra các loại thuốc.

3.Thành phần hóa học

Dựa trên các nghiên cứu các nhà khoa học ghi nhận được một số thành phần như:

Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides

Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic

Các acid hữu cơ

Sắc tố caroten, chlorophyl

Thành phần Phytosterol

Các vitamin B2, PP và các nguyên tố vi lượng: Cu, Fe, Ni, Cr,  

Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside)

4. Tác dụng - Công dụng của cây lược vàng là gì?

*Theo Đông Y: Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc  Quy vào kinh Phế

Tác dụng của cây Lược vàng bao gồm khả năng thanh nhiệt, giải độc, hóa đờm, cầm máu, tiêu viêm và hỗ trợ hệ thống thận...

Chủ trị các chứng bệnh sau: Mụn nhọt; Ho, viêm họng, Đau nhức xương khớp, Nóng trong người, Tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng đã mang lại hiệu quả rất tốt.

*Theo Y học hiện đại,

Khi phân tích chiết xuất từ cây thảo dược này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những hợp chất có giá trị lớn trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các thành phần hoạt chất trong cây còn có flavonoid, steroid, các khoáng chất, vitamin thiết yếu và một số nguyên tố vi lượng...

Flavonoid đóng vai trò bảo vệ tính mạch máu và tương tác tăng cường với vitamin C. Chúng còn có khả năng an thần, giảm đau và tác động kháng viêm mạnh mẽ. Đặc biệt, tác dụng này của cây Lược vàng rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm loét dạ dày và tá tràng.

Steroid trong cây Lược vàng thường là phytosterol, có khả năng kháng khuẩn và sát trùng mạnh mẽ. Đặc tính này của phytosterol đã giúp cây Lược vàng được ứng dụng để làm sạch, kháng khuẩn và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng và đau rát họng.

11692954291.jpeg

Cây lược vàng trong chữa trị bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng rất hiệu quả

4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng

1. Lá cây lược ngâm rượu hỗ trợ chữa trị xơ gan, ung thư gan

Sử dụng 3 lá Lược vàng tươi cùng với 5 lá Màng màng; Sau khi rửa sạch nguyên liệu, tiến hành cắt nhỏ và xay nhỏ để lấy phần nước cốt; Nước cốt này được ngâm cùng với 200ml rượu trắng trong khoảng 30 ngày, thời gian này được coi là tốt nhất; Sau đó, mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 10 - 15ml.

2. Chữa ho, viêm họng

Dùng 3-5 lá cây Lược vàng tươi đã rửa sạch;

Giã nhỏ nguyên liệu hoặc xay nhuyễn để chiết lấy phần nước cốt;

Sử dụng phần nước cốt này hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối;

Theo cách này trong vài ngày sẽ có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng viêm họng.

21692954291.png

Cây lược vàng chữa ho, viêm họng rất hiệu quả

3. Chữa trị bệnh gút

Lấy lá Lược vàng sau khi đã rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô; Hàng ngày, sử dụng 1 nắm lá nhỏ để đun nước, dùng thay cho trà.

4. Chữa trị viêm loét dạ dày- tá tràng:

Sử dụng vài lá cây Lược vàng tươi sau khi đã rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn và lọc để lấy phần nước cốt; Kết hợp phần nước cốt Lược vàng với mật ong với tỷ lệ 5:1 để tạo ra hỗn hợp đồng nhất; Dùng hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn để tận dụng hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tháng.

5. Hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường

Ép nước từ lá Lược vàng hoặc nhai cả lá. để cải thiện triệu chứng nên thực hiện hằng ngày. Mặc dù các triệu chứng tiểu đường có thể giảm đi, tuy nhiên thực tế, bệnh không thể chấm dứt. Do đó, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ điều trị chuyên sâu.

6. Cải thiên chứng ung thư:

Tại Nga các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, lá dược liệu này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.Vì vậy, để không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ. Phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ ở giai đoạn đầu.

7. Chữa Giảm đau lưng bằng rượu Lược vàng:

Sử dụng 200g thân và lá cây Lược vàng. Rửa sạch và thái nhỏ, sau đó cắt khúc ngắn để ngâm trong 1 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên. Để bình rượu nơi mát mẻ trong khoảng 60 ngày trước khi sử dụng. Sử dụng rượu này để thoa và xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng xương khớp để giảm sưng đau nhanh chóng.

8.Bài thuốc chữa mụn nhọt

Sử dụng 1 - 2 lá cây Lược vàng đã rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng có mụn nhọt. Có thể sử dụng băng gạc y tế để cố định nguyên liệu.

Thời gian đắp khoảng 20 - 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

9.Chữa bệnh ngoài da, bệnh vẩy nến

1: Sắc 5-6 lá Lược vàng tươi cùng với 2 bát nước cho đến khi còn một nửa. Chia nước sắc thành 2 lần uống. 2: Giã nát lá Lược vàng rồi vắt lấy nước uống. Phần bã còn lại dùng để chà xát nhẹ ngoài da để sát trùng, giảm ngứa và kích thích bong vảy.

6. Một số lưu ý khi dùng cây lược vàng

Để tránh những tác dụng phụ, antoanf khi sử dụng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh sử dụng cây Lược vàng.

- Sử dụng quá liều lượng có thể gây hại, hoạt chất kháng viêm mạnh trong cây Lược vàng có thể gây tổn thương dây thanh quản nếu dùng quá mức.

- Không nên kết hợp việc sử dụng Lược vàng cùng lúc với các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc tân dược.

- Không nên dùng rượu Lược vàng đối với những người mắc viêm - xơ gan, chưa được kiểm soát tốt tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết, cũng như những người không thể uống rượu.

- Dược liệu có tính mát, vì vậy những người có cơ địa lạnh (cảm thấy lạnh, dễ bị tiêu chảy) nên tránh uống nước ép tươi từ cây Lược vàng vào buổi tối.

- Trẻ em dưới 5 tuổi nên ưu tiên sử dụng dưới dạng bôi hoặc đắp bên ngoài.

Như vậy, qua bài viết trên ta có thể thấy rằng cây Lược vàng không chỉ đơn thuần là một loại cây cảnh, mà còn được biết đến là một nguồn thuốc có nhiều tác dụng trong việc chữa trị bệnh, với nhiều bài thuốc dân gian như viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, vảy nến... cùng với khả năng ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm khác.Cây thuốc quanh ta rất phong phú. để sử dụng cho đúng bệnh, đúng cách để không đưa đến những hậu quả không mong muốn, thì người dùng cần có sự tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc nhé./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

 

Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg - Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Dimenhydrinat 50mg là thuốc được sử dụng điều trị chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say sóng, say khi đi tàu xe và các rối loạn tiền đình khác.
Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi nào mụn tuổi dậy thì sẽ hết và phải làm gì để cải thiện?

Khi bước vào tuổi dậy thì, ngoài thay đổi về tâm sinh lý, thanh thiếu niên còn phải đối mặt với mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố. Mụn tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm sự tự tin của nhiều bạn trẻ.
Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser 24mg: Thuốc trị chóng mặt và những lưu ý khi sử dụng

Mebeser  24mg là thuốc được sử dụng điều trị hội chứng Meniere của rối loạn ở tai trong với các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thính lực, nghe kém, buồn nôn.
Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Vì sao trẻ chậm tăng cân và giải pháp thích hợp

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ chậm tăng cân và thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ tăng cân chậm? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này và giúp bé phát triển cao lớn hơn?
Đăng ký trực tuyến